Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

  • A. Việt Nam
  • B. Indonesia
  • C. Lào
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

  • A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
  • B. 1920 – 1945
  • C. 1945 – 1954
  • D. 1954 – 1975

Câu 3: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

  • A. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.
  • B. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp
  • C. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Những gì mà người Singapore cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”.

Đoạn trích trên là của ai?

  • A. Lý Quang Diệu
  • B. Lý Hiển Long
  • C. Halimah Yacob
  • D. Ngô Tác Đống

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với kinh tế và chính trị của các nước Đông Nam Á.

Câu 2: Theo em, nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

C

A

Tự luận: 

Câu 1:

- Về kinh tế: 

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài. 

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

Câu 2:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư là chính sách “chia để trị”.

- Sự phân biệt đối xử với các tộc người khác nhau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác