Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Chân trời bài 8 Lập kế hoạch (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

  • A. Bước thứ nhất 
  • B. Bước thứ hai 
  • C. Bước thứ ba
  • D. Bước thứ tư

Câu 2: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

  • A. Chi phát sinh
  • B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt  
  • C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh 
  • D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

Câu 3: Kế hoạch chi tiêu là gì?

  • A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu 
  • B. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
  • C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
  • D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

Câu 4: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?

  • A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất 
  • B. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch 
  • C. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu 
  • D. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để

Câu 5: Chỉ chọn những món đồ có giá rẻ nhất có phải là cách tốt nhất để thực hiện hiệu quả kế hoạch chi tiêu?

  • A. Nên cân bằng về giá cả của các mặt hàng tuy nhiên chúng ta không nên chọn chỉ chọn mua vì giá cả rẻ mà cần phải so sánh cả chất lượng sản phẩm trước khi quyết định chọn mua
  • B. Tất cả các mặt hàng rẻ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí khi mua hàng, việc này giúp ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi tiêu, để giành được một món tiền cho các khoản chi khác trong tương lai 
  • C. Khuyến khích mua các mặt hàng rẻ vì có thể sẽ được tặng kèm thêm một số quà tặng khi mua đồ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

  • A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập  
  • B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm 
  • C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch 
  • D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 7: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?

  • A. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
  • B. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ  
  • C. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

  • A. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
  • B. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó 
  • C. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

  • A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
  • B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần 
  • C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho 
  • D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Câu 10: Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho. Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu như thế nào trong những ngày tiếp theo?

  • A. Hai anh em cần cố gắng lo cho sinh hoạt hằng ngày với số tiền 500.000 đồng còn lại
  • B. Cần lập kế hoạch chi tiêu cá nhân với số tiền 500.000 đồng còn lại trong 5 ngày, mỗi ngày hai anh em không được tiêu quá 84 000 đồng, liệt kê các khoản thiết yếu như ăn sáng, mua thức ăn về nấu cơm và các khoản chi tiêu có thể phát sinh
  • C. Anh em có thể hỏi xin ông bà thêm tiền để có thể chi tiêu cho các khoản tiền khi bố mẹ vắng nhà được thoải mái hơn
  • D. Gọi điện hỏi xin bố mẹ thêm tiền vì nhận thấy số tiền còn lại không đủ cho anh em tiêu dùng trong những ngày còn lại


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2 

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

B

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

B

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác