Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Chân trời bài 8 Lập kế hoạch (đề trắc nghiệm)

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý kiến nào sau đây đúng?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
  • B. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu 
  • C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu 
  • D. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiê

Câu 2: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?

  • A. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu 
  • B. Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình 
  • C. Có nhiều tiền hơn cho các dự định
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
  • B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm 
  • C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích 
  • D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 4: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?

  • A. Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu 
  • B. Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
  • C. Nhờ người thân nhắc nhở 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

  • A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được 
  • B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh
  • C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 6: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

  • A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra 
  • B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí 
  • C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
  • D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 7: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

  • A. Mua sắm vô độ 
  • B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng 
  • C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo 
  • D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình

Câu 8: Ngọc muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà Ngọc đang có chưa đủ. Theo em, Ngọc có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?

  • A. Ngọc có thể xin thêm mẹ tiền để mua bộ sách yêu thích
  • B. Ngọc có thể kêu gọi bạn bè cùng góp tiền mua chung bộ sách 
  • C. Để có được tiền mua bộ sách mới Ngọc có thể tiết kiệm tiền từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày, kiếm thêm một số tiền từ các kế hoạch nhỏ của bản thân 
  • D. Ngọc có thể lên kế hoạch xin người thân thêm tiền để thực hiện kế hoạch mua sách, vì mua sách là một mục tiêu tốt nên chắc chắn người thân sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ngọ

Câu 9: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

  • A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt 
  • B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
  • C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết 
  • D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 10: H và K là đôi bạn thân. Thấy H hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách vở, quà sinh nhật tặng người thân, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, K góp ý với bạn: “Sao lúc nào cậu cũng bận tâm lo tiết kiệm tiền vậy? Mình là học sinh thì chỉ nên tập trung vào việc học tập". Nếu là H, em sẽ giải thích với K như thế nào?

  • A. Bảo với bạn mỗi người có một kế hoạch khác nhau nên việc tiết kiệm chi tiêu cũng sẽ khác nhau 
  • B. Giải thích với bạn việc lập kế hoạch chi tiêu không ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn giúp chúng ta rèn luyện được thói quen chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm được tiền, làm chủ được tài chính cá nhân
  • C. Vì nếu thực hiện các kế hoạch chi tiêu như vậy sẽ giúp K có thêm được các khoản chi tiêu dư ra, để phục vụ cho các việc bất ngờ trong tương lai
  • D. Việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của mỗi người là khác nhau nên việc bạn có suy nghĩ khác mình cũng là chuyện hết sức bình thường, H không cần thiết phải giải thích quá nhiều với bạn


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2 

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

C

B

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác