Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt (trang 23)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Thán từ gồm những loại nào?

  • A. Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm - cảm xúc; thán từ nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
  • B. Thán từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ; thán từ gọi - đáp.
  • C. Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi - đáp.
  • D. Thán từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ; thán từ gọi - đáp.

Câu 2: Sử dụng thán từ có điều gì đặc biệt?

  • A. Không quan trọng đối tượng giao tiếp.
  • B. Thường thể hiện ngữ điệu của lời nói.
  • C. Thường thể hiện cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.
  • D. B, C đều đúng.

Câu 3: Câu nào dưới đây chứa thán từ?

  • A. Chính hắn đã lấy trộm điện thoại của chị.
  • B. Hôm nay thời tiết vô cùng dễ chịu.
  • C. Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà.
  • D. Cậu học sinh ấy quên vở bài tập ở nhà nên bị phê bình trước lớp.

Câu 4: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A. Đối tượng giao tiếp
  • B. Ngữ điệu
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 5: Câu thơ sử dụng loại thán từ nào và có tác dụng gì?

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

  • A. Thán từ gọi – đáp “ta ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
  • B. Thán từ biểu thị cảm xúc “ta ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
  • C. Thán từ gọi – đáp “ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
  • D. Thán từ gọi - đáp “ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng

Câu 6: Đoạn văn bản nào dưới đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?

  • A. Bác giun đào đất suốt ngày
  • Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.
  • B. Mọc giữa dòng sông xanh
  • Một bông hoa tím biếc
  • Ơi con chim chiền chiện
  • Hót chi mà vang trời.
  • C. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.
  • Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
  • D. Trăng cứ tròn vành vạnh
  • kể chi người vô tình
  • ánh trăng im phăng phắc
  • đủ cho ta giật mình.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm thán từ trong câu sau và cho biết tác dụng của chúng.

“Đã dậy rồi hả trầu?

Ta hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!”

(Đánh thức trầu - Trần Đăng Khoa)

Câu 2 (2 điểm): Các thán từ trong những câu dưới đây bộc lộ những cảm xúc gì?

Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”. Lũ chuật bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi. Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp chết mất!”.

(Nguyễn Đình Thi, Cái chết của Mèo Con)


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

C

C

C

B

2. Tự luận

Câu 1.

Thán từ “nhé”, “ơi” 

giúp sự vật hiện lên sinh động, gần gũi, nhà thơ như đang trò chuyện, tâm sự cùng với cây trầu.

Câu 2.

Thán từ “ha ha” biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.

Thán từ “ái ái” biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng, tiếng thốt lên khi bất ngờ bị làm đau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác