Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 4: Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nghĩa của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là gì?
- A. Khen ngợi những việc làm của quan lại Lai Tân.
- B. Ca ngợi sự cần mẫn “làm công việc” của huyện trưởng.
- C. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả.
- D. Phản ánh hiện thực xã hội Lai Tân thái bình
Câu 2: Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Thất ngôn bát cú
- C. Thất ngôn bát cú đường luật
- D. Tự do
Câu 3: Cảnh trưởng ở trong thơ có hành động gì?
- A. Ăn tiền của tác giả
- B. Ăn tiền phạm nhân
- C. Ăn tiền của nhà giam
- D. Ăn tiền của người thân phạm nhân
Câu 4: Tiếng cười trong “Lai tân” là tiếng cười:
- A. Phê phán
- B. Đả kích
- C. Vui thoải mái
- D. Cười khẩy, mỉa mai, châm biếm
Câu 5: Câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” sử dụng thủ pháp trào phúng nào ?
- A. Xây dựng mâu thuẫn trào phúng
- B. Dùng giọng điệu mỉa mai, từ hàm ý mỉa mai
- C. Dùng thủ pháp phóng đại
- D. Trực tiếp đả kích bằng sự việc khách quan
Câu 6: Dòng nào nói không đúng về tập thơ “Nhật kí trong tù” ?
- A. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức hồi kí.
- B. Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới thạch.
- C. Tập thơ bộc lộ “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
- D. “Nhật kí trong tù” thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…).
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Các nhân vật trong bài thơ “Lai Tân” thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.
Câu 2 (2điểm): Bài thơ “Lai Tân” thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | A | B | A | B | A |
2. Tự luận
Câu 1.
- Các nhân vật trong bài thơ (ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng) đều là những người có quyền lực, thuộc thành phần quan chức quản lí xã hội.
- Tác giả nhằm vào nhóm đối tượng này với dụng ý là phô bày mạnh mẽ sự thối nát ở chính quyền, xã hội đất Lai Tân, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Hãy chú ý đến từ “trưởng”: tác giả muốn chỉ thẳng vào những người đứng đầu.
Câu 2.
- Bài thơ “Lai Tân” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Những dấu hiệu nhận diện: có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, niêm và luật bằng trắc đa phần được đảm bảo,…
Bình luận