Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thiên Trường vãn vọng ( Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) Trần Nhân Tông

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài “Thiên Trường vãn vọng” giống với bài thơ nào đã học? 

  • A. Sông núi nước Nam.
  • B. Qua Đèo Ngang.
  • C. Thu điếu.
  • D. Bạn đến chơi nhà.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “Hình ảnh…đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình”

  • A. Cánh đồng lúa chín.
  • B. Đàn trâu trở về.
  • C. Chú bé mục đồng.
  • D. Đàn cò trắng.

Câu 3: Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” có ý nghĩa gì?

  • A. Làm cho không gian bớt phần quạnh hiu.
  • B. Diễn tả khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ.
  • C. Cảnh vật tĩnh lặng, không xuất hiện hoạt động nào.
  • D. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sáng, yên ả.

Câu 4: Bức tranh thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

  • A. Thị giác, thính giác.
  • B. Thị giác, khứu giác.
  • C. Thị giác, vị giác.
  • D. Vị giác, khứu giác.

Câu 5: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì?

  • A. Phong cảnh mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện.
  • B. Phong cảnh mở ảo vừa như có lại như không, vừa thực lại vừa hư.
  • C. Phong cảnh diễm lệ, nguy nga.
  • D. Phong cảnh rực rỡ, sáng chói.

Câu 6:  “Thiên Trường vãn vọng” được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  • B. Thất ngôn bát cú.
  • C. Ngũ ngôn.
  • D. Lục bát.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm):  Bố cục của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ?        

Câu 2 (2điểm): Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

D

A

B

A

2. Tự luận

Câu 1.

Bố cục của bài thơ được triển khai theo hướng:

- Khai (câu đầu): mở ý cho bài thơ, ở đây là mở ra không gian làng quê.

- Thừa (câu 2): tiếp tục phát triển ý thơ: mô tả thêm về khung cảnh làng quê

- Chuyển (câu 3): phát triển và chuyển hướng ý thơ. Ở đây tác giả đã chuyển sang miêu tả con người.

- Hợp (câu 4): thâu tóm ý tứ của toàn bài, ở đây bài thơ thể hiện vẻ đẹp của đồng quê và bộc lộ trong đó tâm trạng của mình.

Câu 2.

 Những hình ảnh trong hai câu thơ cuối ở bài thơ "Thiên trường vãn vọng" là bức tranh đồng quê yên bình. Chiều về , ngoài đồng, những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con mà về, khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ. Màu trắng của từng đôi cò liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sáo du dương, trầm bổng của những đứa trẻ đi chăn trâu. Tiếng sáo mục đồng và hình ảnh trẻ chăn trâu “lùa trâu về hết”: âm thanh trong trẻo, hồn nhiên; hình ảnh quen thuộc gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi,...Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp


Bình luận

Giải bài tập những môn khác