Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Lý do mà Hoài Văn có những hành động như tuốt gươm quát lớn, gây náo động cả bến sống khi bị quân Thánh Dực ngăn cản là gì?
- A. Đã phải chờ quá lâu
- B. Vừa đói, vừa lo lắng sốt ruột
- C. Xin đánh quân giặc
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động liều mạng của mình?
- A. Khi có quốc biến, đến đứa trẻ cũng phải lo.
- B. Vua lo thì thần tử cũng phải lo.
- C. Tuy Hoài Văn chưa đến tuổi dự bàn việc nước nhưng chàng không phải giống cỏ cây nên không thể ngồi yên được.
- D. Tất cả các đáp đều đúng.
Câu 3: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?
- A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
- B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.
Câu 4: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?
- A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
- B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.
- C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.
- D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.
Câu 5: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?
- A. Vua khen ngợi Trần Quốc Toản còn trẻ mà có chí lớn và ban tặng chàng một quả cam quý. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, công bằng, biết trọng dụng người tài.
- B. Vua phê bình Trần Quốc Toản còn trẻ người non dạ. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, biết cách nhìn người.
- C. Vua tha tội chết cho Trần Quốc Toản và cho rằng chàng còn nông nổi, không nên ra trận đánh giặc.
- D. Đáp án B,C đúng.
Câu 6: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc.
- B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn.
- C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn.
- D. Chàng không sợ vua.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Hãy trình bày một số hiểu biết của em về văn bản (tác giả, thể loại,…).
Câu 2 (2điểm): Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | D | C | A | A | A |
2. Tự luận
Câu 1:
- Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
- Văn bản thuộc phần 3 của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
- Thể loại: Truyện lịch sử
- Nội dung chính: Câu chuyện về tinh thần yêu nước của Trần Quốc Toản.
Câu 2:
- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản không những không dừng lại mà còn cố xuống cho bằng được: “Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên điên dại, nói “Không buông ra, ta chém!””. Lính canh cố khuyên giải nhưng điều đó chỉ làm Quốc Toản tức giận hơn: “Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này.””
- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì suốt cả ngày hôm qua cho đến hôm nay, anh không ăn không uống chỉ muốn tìm gặp vua, buồn bã quá nên có hành động như vậy.
Bình luận