Đề số 2: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
ĐỀ 2
Trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:
- A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
- B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
- C. Thay vua Lê nhiếp chính
- D. Về quê quy ẩn
Câu 2: Năm 1545 có sự kiện gì?
- A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
- B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
- C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
- D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
Câu 3: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- A. Luỹ Thầy
- B. Sông Gianh
- C. Thành Đông Quan
- D. Đèo Hải Vân
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?
- A. Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
- B. Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.
- C. Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng
- D. Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương.
Câu 5: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?
- A. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
- B. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
- C. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
- D. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.
Câu 6: Dưới đây là bản đồ năm 1590. Nhà Mạc là phần màu gì?
- A. Xanh lục
- B. Xanh dương
- C. Xanh da trời
- C. Hồng nhạt
Câu 7: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?
- Cả một vùng từ đông sang tây
- Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy
- Chiến tranh cứ nối tiếp nhau
- Tai hoạ thật là cùng cực.
- A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
- B. Trịnh – Nguyễn phân tranh
- C. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
- D. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi
Câu 8: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:
- A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
- D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.
Câu 9: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?
- A. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
- B. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
- C. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- D. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.
Câu 10: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?
- A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
- B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
- C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
- D. Vì đây là cục diện mà triều đình vua Lê học tập ở nước ngoài.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | B | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | A | A | D | A |
Bình luận