Đề số 1: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  • A. Có sự phát triển vượt bậc
  • B. Dần suy thoái 
  • C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • D. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 2: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  • A. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  • B. Đem quân đi tạo phản
  • C. Mua chuộc các phe phái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  • A. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.
  • B. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.
  • C. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  • A. Một quan văn
  • B. Một quan võ
  • C. Một Hầu tước
  • D. Qúy tộc

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Trịnh Kiểm?

  • A. Là người có tài thao lược và có sức khoẻ hơn người
  • B. Từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc
  • C. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.
  • D. Là người có tài thao lược, từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.

Câu 6: cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?

  • A. 1592
  • B. 1627
  • C. 1545
  • D. 1672

Câu 7 Năm 1545 có sự kiện gì?

  • A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
  • B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
  • C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
  • D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

Câu 8: Đâu là hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn?

  • A. Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; 
  • B. Giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước
  • C. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.
  • D. Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.

Câu 9: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?

  • Cả một vùng từ đông sang tây 
  • Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy 
  • Chiến tranh cứ nối tiếp nhau 
  • Tai hoạ thật là cùng cực.
  • A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  • B. Trịnh – Nguyễn phân tranh
  • C. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
  • D. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi

Câu 10: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:

  • A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
  • D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

A

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác