Đề số 2: Đề kiểm tra Lịch sử 11 Kết nối bài 13 Việt Nam và biển Đông

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước năm 1884?

  • A. Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.
  • B. Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
  • C. Chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội
  • D. Cả A và B.

 

Câu 2: Việt Nam ban hành Luật hàng hải Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. 05/1977
  • B. 09/1979
  • C. 06/2003
  • D. 11/2015

 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép
  • B. Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • C. Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
  • D. Tháng 3 – 1978, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo trước cuộc tấn công của hải quân Hoa Kỳ.

 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai
  • B. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. 
  • C. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
  • D. Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được coi là một trong những cảng nước sâu tốt nhất châu Á. Vị trí và địa hình của vịnh rất thuận lợi cho xây dựng các cơ sở phòng vệ chiến lược quan trọng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

Câu 2: Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam. 


GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

D

D

Câu 1:

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn.

- Vùng ven biển Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng sản, trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

- Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”.

Câu 2:

- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003). 

- Luật Biển Việt Nam (2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013). 

- Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác