Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 8: Thực hiện tiếng Việt trang 66

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  • C. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  • D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 2: Mục đích sử dụng của thành phần tình thái là gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  • C. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  • D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 3: Từ chả nhẽ trong đoạn sau là thành phần biệt lập gì?

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Làng, Kim Lân) 

  • A. Thành phần cảm thán.
  • B. Thành phần tình thái.
  • C. Thành phần trạng ngữ.
  • D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 4: Các thành phần cảm thán trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.

(Mùa thu tới - Tố Hữu)

  • A. Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
  • B. Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
  • C. Sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
  • D. Khích lệ mọi người ra sức dựng xây đất nước.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán là gì?

  • A. Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
  • B. Không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.
  • C. Đều tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 6: Dòng nào sau đây là thứ tự sắp xếp chính xác biểu thị mức độ tin cậy tăng dần?

  • A. Dường như, chắc là, có lẽ, hình như, chắc chắn.
  • B. Chắc là, có lẽ, dường như, hình như, chắc chắn.
  • C. Dường như, hình như, có lẽ, chắc là, chắc chắn.
  • D. Chắc là, chắc chắn, hình như, có lẽ, dường như.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu vai trò của các loại thành phần biệt lập tình thái và cảm thán

Câu 2 (2 điểm): Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau

 a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

B

B

D

C

2. Tự luận

Câu 1.

- Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.

- Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận…).

Câu 2.

a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

b. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

Thành phần tình thái: hình như


Bình luận

Giải bài tập những môn khác