Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 69

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy thành phần biệt lập?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 2: Điền vào chỗ trống.

Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

  • A. Phụ chú.
  • B. Tình thái.
  • C. Gọi – đáp.
  • D. Cảm thán.

Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

  • A. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu trước.
  • B. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ.
  • C. Giới thiệu cụ thể lớp trẻ là đối tượng nào.
  • D. Nhấn mạnh vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

  • A. Miêu tả về cô gái.
  • B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái.
  • C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
  • D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.

Câu 5: Câu sau sử dụng thành phần phụ chú ở đâu và bổ sung cho điều gì?

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

  • A. Thành phần phụ chú “kể cả anh”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “chúng tôi”.
  • B. Thành phần phụ chú “mọi người”, bổ sung thêm đối tượng cho sự việc “đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.
  • C. Thành phần phụ chú “kể cả anh”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “mọi người”.
  • D. Thành phần phụ chú “mọi người”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “chúng tôi”

Câu 6: Tác dụng của thành phần gọi đáp trong đoạn trích là gì?

- Việc gì thế cụ?

- Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

  • A. Không có tác dụng gì cả.
  • B. Vừa tạo lập vừa duy trì cuộc thoại.
  • C. Tạo lập cuộc thoại.
  • D. Duy trì cuộc thoại.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu vai trò của các loại thành phần biệt lập gọi – đáp và chêm xen (phụ chú)

Câu 2 (2 điểm): Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau

 a. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại còn thêm tư dung tốt đẹp.

b. Trang ơi, mình không đến dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

D

C

C

D

2. Tự luận

Câu 1.

- Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.

- Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận…).

Câu 2.

a. Câu “người con gái quê ở Nam Xương” là thành phần phụ chú, 

b. Từ “Trang ơi” là thành phần gọi đáp


Bình luận

Giải bài tập những môn khác