Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích Xuân Diệu)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Xuân Diệu đã sử dụng từ nào khi nói về bài thơ Thu điếu?
- A. Giản dị.
- B. Đặc trưng.
- C. Tiêu biểu.
- D. Xuất sắc.
Câu 2: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về thơ văn Nguyễn Khuyến?
- A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị
- B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
- C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè
- D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác
Câu 3: Cái “thần” của cảnh thu trong bài Thu vịnh nằm ở chi tiết nào?
- A. Bầu trời
- B. Dòng nước
- C. Giậu hoa
- D. Cần trúc
Câu 4: Cái thú vị của bài thơ Thu điếu về phương diện màu sắc là gì?
- A. Cái thú vị ở màu vàng của chiếc lá thu rơi nổi bật trên nền xanh của trời cao mùa thu.
- B. Cái thú vị là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
- C. Cái thú vị là ở các màu vàng đặc trưng của mùa thu.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5: Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?
- A. Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
- B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.
- C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.
- D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra, trào phúng là một phương diện nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.
Câu 6: Tại sao Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?
- A. Vì ông làm quan dưới 3 triều đại.
- B. Vì ông tham gia 3 kì thi 3 lần.
- C. Vì ông đỗ đầu cả 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.
- D. Vì ông thi trượt 3 lần.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm): Tác giả nghị luận chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?
Câu 2 (2.5 điểm): Theo em, điểm chung của cảnh sắc mùa thu được miêu tả trong ba bài thơ: “Thu điểu”, “Thu vịnh”, “Thu âm” là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | A | B | A | C |
2. Tự luận
Câu 1.
Đặc điểm chung của ba bài thơ thu:
+Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi,quen thuộc với làng quê Việt,Không rườm rà,lòe loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo.
+Đậm đà màu sắc quê hương đất nước.
Câu 2.
Ba bài thơ là những bức tranh nên thơ, vẽ đúng được điệu hồn của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ; ẩn trong cảnh thu thanh bình là nỗi u hoài thầm kín về nỗi đau thời thế nước mất nhà tan mà bản thân bất lực, bế tắc. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thực là một bức tranh thuỷ mặc bằng ngôn từ, diễn tả được đúng thần thái cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá vàng, khói trắng, ao, nhà, ngõ… Đọc ba bài thơ dễ nhận thấy không khí yên ả, dịu êm của làng quê tự bao đời.
Bình luận