Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 7: Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ được gieo vần như thế nào?
- A. Vần chân
- B. Vần lưng
- C. Vần cách
- D. B và C đúng
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?
- A. Nhân hóa.
- B. So sánh.
- C. Ẩn dụ.
- D. Điệp ngữ.
Câu 3: Đâu là các câu thơ miêu tả thiên nhiên?
- A. Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
- B. Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường.
- C. Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ.
- D. Chào em em gái tiền phong/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…
Câu 4: Khuynh hướng sử thi được thể hiện như thế nào trong bài thơ Lá đỏ?
- A. Khung cảnh chiến trường khốc liệt.
- B. Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc.
- C. Vẻ đẹp cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, tươi tắn.
- D. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn.
Câu 5: Lời hẹn gặp trong dòng thơ cuối thể hiện tình cảm gì?
- A. Tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt
- B. Tình cảm nam nữ giữa người lính và em gái tiền phương
- C. Niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi
- D. B và C đúng
Câu 6: Câu thơ nào sau đây trong bài thơ Việt Bắc cũng gợi lên không khí hành quân của quân ta?
- A. Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
- B. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
- C. Điều quân chiến dịch thu đông/ Nông thôn phát động, giao thông mở đường.
- D. Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Sức gợi của hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhoà trời ta”?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | B | C | B | C | A |
2. Tự luận
Câu 1.
Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.
Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió...
Câu 2.
Hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” gợi tả không gian của cuộc gặp gỡ giữa anh lính Trường Sơn và cô gái tiên phương: không gian núi rừng vừa hiện thực vừa lãng mạn; vừa trữ tình, thơ mộng (giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lá rừng rụng ào ạt, đỏ rực) vừa hào hùng, dữ dội (lửa bụi chiến tranh bay nhoà trời),…
Bình luận