Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 7: Đồng chí, Chính Hữu
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí là?
- A. Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê
- B. Những người có chung lý tưởng, chí hướng
- C. Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào hoàn cảnh nào?
- A. Trước khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- B. Trong khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- C. Sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- D. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.
Câu 3: Câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính sử dụng những biện pháp tu từ gì?
- A. Ẩn dụ, nhân hóa.
- B. Hoán dụ, nhân hóa.
- C. Ẩn dụ, hoán dụ.
- D. Hoán dụ, so sánh.
Câu 4: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
- A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta
- B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta
- C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta
- D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của người lính
Câu 5: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- A. Tự sự và nghị luận
- B. Nghị luận và miêu tả
- C. Miêu tả và tự sự
- D. Thuyết minh và tự sự
- A. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
- B. Kháng chiến chống phát xít Đức.
- C. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- D. A, C đều đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Câu thơ nào cho biết nguồn gốc xuất thân của của những người lính trong bài thơ? Mỗi miền quê của anh bộ đội đều khác về vị trí địa lý, phong tục nhưng, đều giống nhau ở điểm gì?
Câu 2 (2 điểm): Những hình ảnh nào nói về sức mạnh của tình đồng chí một cách cụ thể và cảm động.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | C | B | D | C | D |
2. Tự luận
Câu 1.
Những người lính cách mạng trong bài thơ tham gia cuộc kháng chiến đều xuất thân từ nông thôn, chưa từng quen biết nhau từ trước.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
Họ có người đến từ miền biển, có người đến từ đồi núi. Nhưng tất cả họ đều lớn lên từ những vùng cơ cực, lớn lên trong cảnh nghèo khó, lam lũ, vất vả. Sự tương đồng trong xuất thân ấy đã giúp họ gần nhau, quen nhau và gắn bó với nhau.
Câu 2.
Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ thuốc men để chạy chữa. Vì thế các anh – những người lính anh hùng dũng cảm phải cắn răng chịu đựng, tự lực, tự cường mà vượt qua gian khổ.
Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong chiến tranh. Căn bệnh sốt rét – nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính trong chiến tranh, đã hành hạ họ, khiến họ tiều tụy xanh xao, màu da vàng vọt, tóc thì rụng hết... Người lính còn phải đối diện với cả sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày". Vì thế lúc này, chỉ có tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau của những người lính là thuốc bổ tinh thần, giúp họ cùng nhau cộng hưởng, sẻ chia mà vươn lên chiến thắng chính mình. Thế nhưng họ đã truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, cùng dắt tay nhau tiến lên phía trước, vì mục tiêu lý tưởng cách mạng lớn lao: vì hòa bình dân tộc. Và có lẽ, tình yêu thương nhau đã lấp đầy khoảng trống, làm dịu vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Tất cả những cử chỉ ánh mắt, nụ cười, nắm tay ấy đã giúp họ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
Bình luận