Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 6: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi tác giả sống một thời gian ngắn ở Lào Cai.
- B. Khi tác giả nghe người khác kể chuyện về anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn.
- C. Sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970.
- D. Khi tác giả lên đỉnh Yên Sơn thu thập tư liệu làm thí nghiệm.
Câu 2: Đoạn văn nào nói về nhiệm vụ của anh thanh niên?
- A. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- B. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
- C. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào.
- D. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Câu 3: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
- A. Tự sự.
- B. Miêu tả.
- C. Thuyết minh.
- D. Nghị luận.
Câu 4: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết về đề tài gì?
- A. Người trí thức
- B. Ngừời nông dân
- C. Người phụ nữ
- D. Người lao động
Câu 5: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
- A. Tác giả
- B. Anh thanh niên
- C. Ông họa sĩ già
- D. Cô gái
Câu 6: Câu văn sau thể hiện điều gì ở nhân vật anh thanh niên?
Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
- A. Tình yêu sâu sắc của anh thanh niên dành cho công việc của mình.
- B. Tình cảm gắn bó của anh thanh niên với công việc của mình.
- C. Niềm tự hào của anh thanh niên về công việc của mình.
- D. Những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc của anh thanh niên về công việc của mình đối với đời sống con người.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu tình huống truyện? Tác giả tạo ra tình huống như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | B | D | C | D |
2. Tự luận
Câu 1.
Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Tác giả tạo ra tình huống như vậy nhằm mục đích khắc họa đầy đủ nhân vật chính là anh thanh niên một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
Câu 2.
- Là một nhan đề giàu chất thơ, nó gợi lên không gian của câu chuyện.
- Việc đảo từ “lặng lẽ” lên trước từ “Sa Pa” góp phần nhấn mạnh vẻ lặng lẽ của thiên nhiên và con người vùng Sa Pa.
- Ở đó, ta thấy những con người âm thầm cống hiến quên mình, là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh núi Yên Sơn, là ông kĩ sư vườn rau, là đồng chí nghiên cứu bản đồ sét.
=> Tất cả đã tạo nên một dòng sông ngầm cuộn chảy dưới cái lặng lẽ của Sa Pa, để đem màu và phù sa bồi đắp cho đất nước.
Bình luận