Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 107)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu hỏi tu từ là gì?
- A. Là một trong những phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày, câu trả lời có sẵn trong câu hỏi
- B. Là câu hỏi bình thường hàng ngày
- C. Là câu hỏi vu vơ không có mục đích
- D. Là những câu hỏi dài và không có mục đích
Câu 2: Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mục đích gì?
- A. Nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp
- B. Tăng sắc thái biểu cảm
- C. Biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tu từ là
- A. Phải tìm hiểu
- B. Nên tìm hiểu
- C. Rất cần thiết
- D. Không cần thiết
Câu 4: Khi đặt ra câu hỏi tu từ
- A. Không cần đưa ra câu trả lời trong nội dung câu hỏi
- B. Cần đưa ra câu trả lời trong câu hỏi
- C. Không cần rõ ràng
- D. Không cần dễ hiểu
Câu 5: Câu hỏi tu từ gồm có mấy dạng?
- A. Bốn dạng
- B. Ba dạng
- C. Hai dạng
- D. Một dạng
Câu 6: Trong các câu thơ dưới đây, đâu là câu hỏi tu từ?
- A. Ngày mai người ra biển lớn, liệu người còn nhớ đến em?
- B. Thuyền đợi bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
- C. Chẳng biết mai về sau, anh có quay lại đây?
- D. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định mục đích của các câu hỏi trong những ví dụ dưới đây. Từ đó cho biết câu hỏi nào là câu hỏi tu từ?
a. – Có đi xem phim với tớ không?
– Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thể này à?
b. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
“Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".
Câu 2 (2 điểm): Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:
a. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.
b. Hãy thong thả, chú mình
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | D | D | B | C | B |
2. Tự luận
Câu 1.
a) Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ.
b) Câu “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" là câu có mục đích hỏi. Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú, xa xôi). Vậy câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ.
Câu 2.
a) Làm sao tôi có thể đến sớm hơn được khi mà tôi phải cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài?
b) Chú mình việc gì phải vội cơ chứ?
Bình luận