Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thực hành Tiếng Việt ( trang 42)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ tượng hình là gì?

  • A. Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • B. Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
  • C. Là từ khắc họa đặc điểm, tính chất của sự vật.
  • D. Là từ diễn tả hành động của con người.

Câu 2: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

  • A. Miêu tả và nghị luận.
  • B. Tự sự và miêu tả.
  • C. Nghị luận và biểu cảm.
  • D. Tự sự và nghị luận.

Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

  • A. Thút thít.
  • B. Chững chạc.
  • C. Chập chững.
  • D. Xinh xinh.

Câu 4:   Đâu là từ tượng hình mô tả dáng vẻ con người?

  • A. Chót vót.
  • B. Lom khom.
  • C. Chói chang.
  • D. Rực rỡ.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau và tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ được in đậm

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • A. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu.
  • B. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu, ư ử.
  • C. Từ tượng hình là ư ử, từ tượng thanh là móm mém.
  • D. Từ tượng hình là ư ử, hu hu, từ tượng thanh là móm mém.

Câu 6: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười sau đây: cười ha hả, cười hì hì.

  • A. “Ha hả” là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thoả mãn, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.
  • B. “Ha hả” là mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây mất thiện cảm với người khác, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.
  • C. “Ha hả” là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thoả mãn, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát  tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ.
  • D. “Ha hả” là gợi tả  tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ., “hì hì” là mô phỏng tiếng cười tiếng cười to và thô lỗ.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Chỉ ra các từ tượng hình và từ tượng thanh trong trường hợp sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

[…] Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Câu 2 (2 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

A

B

B

A

2. Tự luận

Câu 1.

- Từ tượng hình có trong đoạn thơ là: tẻo teo, lơ lửng, quanh co.

- Từ tượng thanh không có trong đoạn thơ.

Câu 2.

Đoạn thơ có các từ tượng hình: le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh

– Từ “le te” gợi hình ảnh những ngôi nhà tranh thấp, hẹp ở làng quê Việt Nam xưa.

– Từ “lập lòe” gợi ánh sáng chợt lóe lên, chợt tắt đi của đom đóm; làm nổi bật thêm cái tối của những lối ngõ nhỏ và sự im vắng, tĩnh lặng của đêm khuya.

– Từ “phất phơ” miêu tả sự lay động khẽ khàng của làn khói mỏng trong buổi chiều thu khi tiết trời se lạnh, gợi được cả làn gió nhẹ.

– Từ “lóng lánh” gợi hình ảnh ánh trăng được phản chiếu từ mặt ao thu, khi làn nước trong trẻo xao động.

Đoạn thơ không có từ tượng thanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác