Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 24 - 25)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.

  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.

  • C. Là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.

  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 2: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện.
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật.
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ ngữ địa phương?

  • A. Trẫm.

  • B. Mô.

  • C. Rứa.

  • D. Bầm.

Câu 4: Nguyên nhân xuất hiện từ ngữ địa phương là gì?

  • A. Do sự phân hóa về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế.

  • B. Do sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố tác động đến sự hình thành của phương ngữ.

  • C. Do bối cảnh song nước, đặc điểm tự nhiên.

  • D. Đáp án A,B đúng.

Câu 5: Các từ in đậm trong hai câu văn dưới đây có phải từ ngữ địa phương không?

“Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…”

  • A. Có.

  • B. Không.

Câu 6: Cho hai đoạn thơ sau

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  • A. Ngô
  • B. Khoai
  • C. Sắn
  • D. Lúa mì

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra từ ngữ địa phương trong các trường hợp sau đây và cho biết từ toàn dân tương ứng của nó.

a) Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ

b) Đến bờ ni anh bảo:

- “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhờ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”.

Câu 2 (2 điểm): Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

A

D

A

A

2. Tự luận

Câu 1.

a) Từ ngữ địa phương là: “vô”. Từ toàn dân tương ứng là: “vào”

b) Từ ngữ địa phương là: “ni”. Từ toàn dân tương ứng là: “này”.

Câu 2.

- Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, mục đích, đối tượng tiếp nhận thông tin,…

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương vì việc lạm dụng có thể gây khó hiểu cho người nghe, cản trở giao tiếp, đặc biệt trong những trường hợp cần dùng ngôn từ toàn dân, dùng từ ngữ địa phương có thể khiến người khác mất thiện cảm với chúng ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác