Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 1 Quang Trung đại phá quân Thanh
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
- A. Hồi 12.
- C. Hồi 13.
- B. Hồi 14.
- D. Hồi 15.
Câu 2: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
A. Kí.
B. Tiểu thuyết chương hồi.
C. Tùy bút.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
C. Vì họ không yêu nước.
D. Vì họ không có ý thức dân tộc.
Câu 4: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”?
A. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
B. Lương tri là người không có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
C. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn.
D. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
Câu 5: Khi sáng tác, các tác giả Ngô Thì chủ ý viết lại lịch sử, không phải sự sáng tạo văn học. Tâm lý này xuất phát từ đâu?
- A. Từ xã hội phong kiến đương thời.
- B. Từ tư tưởng cổ hủ thời xưa.
- C. Từ việc người trung đại xem tiểu thuyết là thứ thấp kém, không có ý nghĩa với việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Câu 6: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
- A. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên gần gũi hơn với con người.
- B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
- C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh giúp giảm bớt sự đau thương.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy liệt kê những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.
Câu 2 (2 điểm): Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng?
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | A | A | C | B |
2. Tự luận
Câu 1:
Một số sự kiện lịch sử chính:
- Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long.
- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.
- Vua Quang Trung tiến quân ra bắc.
- Quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh chỉ trong mấy ngày tết năm Kỷ Dậu 1789.
Câu 2:
Những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được tác giả sử dụng trong đoạn trích có thể kể ra như:
- Đoạn trích đã tái hiện được sự kiện “Quang Trung đại phá quân Thanh” một cách chân thực, sinh động.
- Cốt truyện của đoạn trích được xây dựng trên cơ sở các sự kiện xảy ra trước và trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nước ta.
- Thế giới nhân vật trong đoạn trích phong phú như cuộc đời thực. Đoạn trích tập trung khắc hoạ một nhân vật nổi bật trong lịch sử nước ta là người anh hùng Nguyễn Huệ. Nhân vật này cũng được hiện ra dưới cách nhìn riêng của tác giả.
- Ngôn ngữ trong đoạn trích phù hợp với thời đại, có thể thấy rõ qua việc xưng hô, đối thoại, kể, tả
Bình luận