Đề số 1: Đề kiểm tra lịch sử 11 Kết nối bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?

  • A. Tây Ban Nha
  • B. Bồ Đào Nha
  • C. Anh
  • D. Italy

 

Câu 2: So với các nước Đông Nam Á hải đảo, quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa diễn ra:

  • A. Sớm hơn
  • B. Cùng thời điểm
  • C. Muộn hơn
  • D. Các nước Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược

 

Câu 3: Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của nước nào ở khu vực Đông Nam Á hải đảo rơi vào tay người Anh?

  • A. Malaysia
  • B. Singapore
  • C. Brunei
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Công tác giáo dục dưới vua Rama V:

  • A. Được quan tâm chút ít
  • B. Được đặc biệt chú trọng
  • C. Phải phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây
  • D. Bị gạt bỏ do không thực tiễn

 

Câu 5: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình:

  • A. Phương Tây
  • B. Phương Đông
  • C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
  • D. Chủ nghĩa xã hội

 

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các thuộc địa ở Đông Nam Á?

  • A. Các nước thực dân thực hiện chính sách “ngu dân”, không cho người dân mở bất cứ một cơ sở giáo dục nào. Nhân dân các nước thuộc địa không biết gì ngoài làm nô lệ.
  • B. Các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, song các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay đại diện của chính quyền thực dân.
  • C. Các nước thực dân thi hành chính sách ưu tiên người tài giỏi. Toàn bộ những thứ tốt nhất đều hỗ trợ cho họ trong khi bỏ mặc, lạm sát những người yếu kém.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
  • B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
  • C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
  • D. Cả A và B.

 

Câu 8: Đâu là một biện pháp về ngoại giao trong công cuộc cải cách ở Xiêm?

  • A. Chính phủ Xiêm thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Mỹ ngay từ những năm 1870, nhờ đó được Mỹ bảo hộ trong một thời gian dài.
  • B. Chính phủ Xiêm nhượng một phần quyền lực trong kiểm soát nền kinh tế cho Pháp và Anh để không phải chịu áp bức.
  • C. Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909) để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Về chính trị, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới các hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là:

  • A. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.
  • B. Hướng tới thủ tiêu hoàn toàn nhà nước và tư tưởng dân tộc nhằm đến một thời điểm nào đó sẽ sáp nhập các nước thuộc địa vào chính quốc.
  • C. Bên cạnh sự cai trị của chính quyền thực dân thì các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
  • D. Cả A và C.

 

Câu 10: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.

Đoạn trên trích trong tác phẩm nào?

  • A. Bản án chế độ thực dân Pháp (Nguyễn Ái Quốc)
  • B. Việt Nam vong quốc sử (Phan Bội Châu)
  • C. Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (Phan Chu Trinh)
  • D. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng (Võ Nguyên Giáp)


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác