Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6

1. Bài tập trong SBT

19.1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng.

19.2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

19.6. Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau.

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

Nhiệt độ (0$^{\circ}$C)

Thể tích (cm$^{3}$)Độ tăng thể tích (cm$^{3}$)
0V0 = 1000ΔV0=⋯
10V1 = 1011ΔV1=⋯
20V2 = 1022ΔV2=⋯
30V3 = 1033ΔV3=⋯
40V= 1044ΔV4=⋯

2. Vẽ lại vào vở hình 19.2, dùng dấu (+) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ (ví dụ trong hình là độ tăng thể tích ΔV2 ứng với nhiệt độ 20$^{\circ}$C).

a. Các dấu + có nằm trên một đường thẳng không?

b. Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C không? Làm thế nào? 

Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6


19.1. Chọn C.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

19.2. Chọn B.

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = $\frac{m}{V}$

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

19.6. 1. Tính độ tăng thể tích:

ΔV0 = 0 cm$^{3}$; ΔV1 = 11 cm$^{3}$

ΔV2 = 22 cm$^{3}$; ΔV3 = 33 cm$^{3}$; ΔV4 = 44 cm$^{3}$

2. Vẽ đồ thị:

Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6

a. Các dấu + đều nằm trên một đường thẳng

b. Ta có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C. Độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C là 27,5cm$^{3}$.

Cách làm:

Ta thấy: cứ tăng 10$^{\circ}$C thì ΔV = 11 cm$^{3}$.

Do đó cứ tăng 5$^{\circ}$C thì ΔV = 11:2 = 5,5 cm$^{3}$.

Vậy độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C là: 22 + 5,5 = 27,5 cm$^{3}$.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều