Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo SGK

2. Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

a) Quan sát hiện tượng

C1. Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ (vì trời nắng có nhiệt độ cao hơn trời có mây và râm).

C2. Quần áo ở hình B1 khô nhanh hơn ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió thổi vào (B1 có gió, B2 không có gió).

C3. Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với không khí.

b) Rút ra nhận xét.

C4. - Nhiệt độ càng cao hoặc thấp thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ.

- Gió càng mạnh hoặc yếu thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ.

- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ.

c) Thí nghiệm kiểm tra.

C5. Phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng của nước ở 2 đĩa như nhau (có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng).

C6. Phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió.

C7. Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ.

C8. Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy nước ở đĩa được hơ nóng bay nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng thì có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng.

d) Vận dụng

C9. Khi trồng cây chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.

C10. Sẽ nhanh thu hoạch muối khi thời tiết có nắng nóng và có gió. Vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nắng, gió và mặt thoáng.

Ghi nhớ:

- Sự biến đổi của một chất từ thể lỏng sang thể hơi (hay khí) gọi là sự bay hơi.

- Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi, mỗi chất khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau.

- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió, mặt thoáng và phụ thuộc vào từng chất lỏng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Bài tập trong SBT

26-27.1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

26-27.2. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Trong các câu trả lời trên, theo em câu nào đúng?

26-27.6. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

2. Bài tập bổ sung

26.a. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

C. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.

26.b. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong một bình hình trụ càng lớn khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Cốc được đặt ở ngoài sân.

D. Cốc được đặt ở trong nhà.

Câu trả lời nào đúng?

26.c. Tại sao trước khi cấy lúa, người ta phải xén bớt ngọn mạ đi?

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bt, hướng dẫn giải vbt lí 6, vở bài tập lí 6, giải vbt lí 6 bài Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều