Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo thể tích chất lỏng

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Đo thể tích chất lỏng. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo SGK

I - ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

C1. 1$m^{3}$ = 1000 $dm^{3}$ = 1 000 000 $cm^{3}$.

1$m^{3}$ = 1000 lít = 1 000 000 ml.

1$m^{3}$ = 1 000 000 cc.

II – ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

C2. Dụng cụ đo ở hình 3.1 là:

Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.

Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.

Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

C3. Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ:

Chai (hoặc lọ, ca, bình...) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,...; bơm tiêm, xilanh,...

C4. 

Hình 3.2GHĐĐCNN
Bình a100ml2ml
Bình b250ml50ml
Bình c300ml50ml

C5. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Bình chia độ, ca đong (học sinh có thể dung dụng cụ khác).

2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.

C6. Ở hình 3.3, cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác là: Hình 3.3 b (Đặt thẳng đứng).

C7. Ở hình 3.4, cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo là cách b) đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.

C8. Ở hình 3.5, thể tích chất lỏng trong bình a là 70c$m^{3}$, trong bình b là 50c$m^{3}$ và trong bình c là 40c$m^{3}$.

C9. a) Ước lượng thể tích cần đo.

b) Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.

d) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

3. Thực hành

Đo thể tích nước chứa trong 2 bình.

Bảng 3.1. KẾT QUẢ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

 

Vật cần đo thể tíchDụng cụ đoThể tích ước lượng (lít)Thể tích đo được (c$m^{3}$)
GHĐĐCNN
Nước trong bình 1500ml5ml0,3 lít350c$m^{3}$
Nước trong bình 2300ml2ml0,2 lít204c$m^{3}$

Ghi nhớ:

Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong, …

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Bài tập trong SBT

3.1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 l:

A. Bình 1000 ml và có vạch chia đến 10 ml.

B. Bình 500 ml có vạch chia đến 2 ml.

C. Bình 100 ml có vạch chia đến 1 ml.

D. Bình 500 ml có vạch chia đến 5 ml.

3.2. Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:

A. 100$cm^{3}$ và 10$cm^{3}$

B. 100$cm^{3}$ và 5$cm^{3}$

C. 100$cm^{3}$ và 2$cm^{3}$

D. 100$cm^{3}$ và 1$cm^{3}$

Hãy chọn câu trả lời đúng.

3.4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5$cm^{3}$. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường dưới đây:

A. V = 20,2$cm^{3}$

B. V = 20,50$cm^{3}$

C. V = 20,5$cm^{3}$

D. V = 20$cm^{3}$

2. Bài tập bổ sung

Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.

3.a. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ vẽ ở hình 3.2.

3.b. Đọc và ghi thể tích chất lỏng trên hình 3.2.

3.c. Bình chia độ nào trong hình 3.2 đo được thể tích chính xác nhất? Hãy giải thích câu trả lời của em.

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bt, hướng dẫn giải vbt lí 6, vở bài tập lí 6, giải vbt lí 6 bài Đo thể tích chất lỏng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều