Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo độ dài
Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Đo độ dài. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
A. Học theo SGK
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
C1. 1m = 10dm; 1m = 100cm;
1cm = 10mm; 1km = 1000m.
C2. Dùng thước kiểm tra, em thấy đoạn ước lượng độ dài 1m của em có độ dài là: bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.
C3. Uớc lượng độ dài gang tay của mình là khoảng 15cm.
Dùng thước đo độ dài của gang tay em là: 16cm.
II. ĐO ĐỘ DÀI
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
C4. a) Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
b) Học sinh (HS) dùng thước kẻ.
c) Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
C5. GHĐ của thước mà em có là: 20cm hoặc 30cm.
ĐCNN của thước mà em có là: 1mm.
C6. a) Để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b) Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
c) Để đo độ dài của bàn học, nên dùng thước thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7. Để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng, thợ may thường dùng thước dây có GHĐ 1m hoặc 0,5m.
2. Đo độ dài
Ghi nhớ:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
1km = 1000m; 1m = 1000mm; 1cm = 10mm.
- Khi dùng thước đo cần biết giới hạn đo (GHĐ) và ĐCNN của thước:
GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận