Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
A. Học theo SGK
II. SỰ ĐÔNG ĐẶC
2. Phân tích kết quả thí nghiệm.
C1. Băng phiến bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ 80$^{\circ}$C.
C2. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang.
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 nhiệt độ của băng phiến giảm.
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 nhiệt độ của băng phiến giảm.
3. Rút ra kết luận
C4. a) Băng phiến đông đặc ở 80$^{\circ}$C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.
b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
III. VẬN DỤNG
C5. - Hình 25.1 vẽ đường thẳng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá vì nhiệt độ nóng chảy nước đá là 0$^{\circ}$C.
- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4$^{\circ}$C đến 0$^{\circ}$C (thể rắn).
- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng).
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng).
C6. Trong việc đúc tượng đồng, có các quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
C7. Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0$^{\circ}$C) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.
Ghi nhớ:
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận