Giải vở BT vật lí 6 bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
A. Học theo SGK
I. LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT
2. Trả lời câu hỏi.
C1. Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy hoặc bị cong đi.
C2. Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
C3. Trong thí nghiệm như hình 21.1b, rồi đốt nóng thanh thép. Sau đó vặn ốc để siết chặt thanh thép lại. Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bị gãy. Từ đó rút ra kết luận khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
3. Rút ra kết luận
C4. a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt, nó gây ra lực rất lớn.
b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt, nó cũng gây ra lực rất lớn.
4. Vận dụng
C5. Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa có để một khe hở.
Người ta làm như vậy là vì nếu chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua. Do đó chổ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động lực lên nhau và đường ray sẽ không bị cong.
C6. Hai gối đỡ đó có cấu tạo không giống nhau. Một gối đỡ phải đặt trên các con lăn để tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không thể gây ra lực lớn làm ảnh hưởng đến cầu.
II. BĂNG KÉP
2. Trả lời câu hỏi
C7. Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau.
C8. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép đồng nở dài.
Vì nhiệt nhiều hơn thép nên sẽ có chiều dài lớn thanh thép, mà hai đầu mỗi thanh bị giữ chặt, do đó để thỏa mãn được thanh đồng có chiều dài lớn hơn thì chúng phải uốn cong và đồng bao bên ngoài rìa.
C9. Băng kép đang thẳng, nếu làm lạnh thì nó co lại.
Khi đó, băng kép cong về phía thanh đồng, vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thanh thép nên thanh đồng có chiều dài nhỏ hơn thanh thép, do đó chúng phải cong lại thành vòng cung và thanh thép có chiều dài lớn hơn nên nằm phía ngoài vòng cung.
3. Vận dụng
C10. Bàn là điện ở hình 21.5 sẽ tự động tắt khi đã đủ nóng vì:
Khi đủ nóng, băng kẹp cong lên phía trên (do dãn nở vì nhiệt không đều của hai kim loại làm băng kép - ở đây phải dùng băng kép gồm thanh kim loại ở phía dưới nở vì nhiệt tốt hơn thanh ở trên), đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện.
Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng, ngắt của bàn là nằm ở phía dưới băng kép.
Ghi nhớ:
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- Băng kép khi gặp nóng hay lạnh đều bị cong lại. Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận