Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng tiếng Việt 4 Cánh diều bài 3: Luyện từ và câu - Luyện tập về nhân hóa

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong những đoạn thơ sau và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Chim mừng, ríu cánh vỗ

Rủ nhau về càng đông

Cào cào áo xanh, đỏ

Giã gạo ngay ngoài đồng.

 

Hạt níu hạt trĩu bông

Đung đưa nhờ chị gió

Mách tin mùa chín rộ

Đến từng ngõ, từng nhà.

(Quang Khải)

Câu 2: Tìm vật được nhân hóa trong những đoạn văn sau và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.

(Theo Trần Hoài Dương)

Câu 3: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong câu văn sau?

Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.

(Theo Tô Hoài)


Câu 1: 

- Các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong đoạn thơ: chim, cào cào, gió, hạt lúa.

- Chúng được nhân hóa bằng cách:

+ Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

Câu 2:

Kiểu nhân hóa được sử dụng trong câu văn là:

- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.

- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác