Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 4 Cánh diều bài 8: Đọc 2 - Nhà bác học của đồng ruộng

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao Lương Định Của được gọi là “nhà bác học của đồng ruộng”? Ông còn được gọi với những cái tên nào?

Câu 2: Em có nhận xét gì về lối sống của Lương Định Của?

Câu 3: Ông đã sáng tạo những gì cho nông nghiệp Việt Nam?

Câu 4: Câu nói “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét” được ông Của nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 5: Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?


Câu 1:

- Lương Định Của được gọi là “nhà bác học của đồng ruộng” vì ông là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng cho nên bạn bè trìu mến gọi ông như vậy

- Ông còn được gọi một cách thân thiết gắn liền với các sản phẩm nông nghiêp của nông dân: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của… 

Câu 2: 

Lương Định Của có lối sống giản dị, mộc mạc: là một viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng ông vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm.

Câu 3: 

Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn….    

Câu 4:

Câu nói “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét” được ông Của nói trong hoàn cảnh: Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.”

Câu 5: 

Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác