Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6: Viết 3 - Viết đoạn văn tưởng tượng

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đoạn văn là gì?

Câu 2: Cho đề bài sau: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe em sẽ triển khai như thế nào?

Câu 3: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định như thế nào?

Câu 4: Cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng?

Câu 5: Câu mở đoạn của đoạn văn tưởng tượng có vai trò gì?


Câu 1:

Đoạn văn bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: 

- Mở đoạn: câu mở đoạn sẽ có nhiệm vụ giới thiệu về sự việc (Nhân vật, sự vật...) tưởng tượng

- Thân đoạn: kể về câu chuyện mình tưởng tượng

- Kết đoạn; khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.

Câu 3:

Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định dựa trên nhân vật và nội dung của một câu chuyện đã đọc.

Câu 4:

- Tạo được sự bất ngờ, thú vị…cho người đọc

- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.

Câu 5:

Câu mở đoạn của đoạn văn tưởng tượng thường giới thiệu sự việc (hoặc nhân vật, sự vật…) tưởng tượng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác