Viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, một ca khúc, một hiện tượng xã hội...) mà em yêu thích. Đặt tiêu đề cho đoạn văn bằng một biểu thức nghịch ngữ.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ cánh diều . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, một ca khúc, một hiện tượng xã hội...) mà em yêu thích. Đặt tiêu đề cho đoạn văn bằng một biểu thức nghịch ngữ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1:  Ca khúc “Đi thật xa để trở về”

Ra mắt vào ngày đầu tiên năm mới 2017, “Đi để trở về 1” là thành quả của sự kết hợp giữa nhạc sỹ Tiên Cookie và ca sỹ Soobin Hoàng Sơn.
Từ những ngày đầu mới ra mắt, ca khúc đã làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc khi gửi đi thông điệp: “Tuổi trẻ hãy đi, hãy bắt đầu những hành trình trải nghiệm của riêng mình để nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn, muôn màu sắc hơn. Đi để trưởng thành. Đi để hiểu, và trân trọng hơn giá trị và giây phút bên cạnh gia đình.” Hành trình về nhà của mỗi người dù có sự khác biệt, nhưng đều chung một cảm giác nôn nao, háo hức khi được trở về cùng người thân yêu, chia sẻ những điều vui buồn đã qua trong một năm. Những cái tên quen thuộc trên mạng xã hội, cùng các nhân vật nổi tiếng đều lần lượt chia sẻ, truyền tay nhau thông điệp của bài hát: Dù có trải qua bao hành trình mới thì chuyến đi về nhà vẫn là hành trình đầy khác biệt, quan trọng nhất và đầy cảm xúc nhất. Tất cả đều chung một cảm xúc bồi hồi, như chính bài hát đã thay lời tâm trạng của những người con đang ở xa gia đình.. Lời bài hát như thay lời tâm sự cho người trẻ, đặc biệt là những người đang xa nhà. “Đi xa để trở về chính nơi, gia đình chờ mong ta” như một phương châm sống mà mọi người trẻ đều đang hướng đến: đi thật xa để trải nghiệm thế giới rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là để nhận ra giá trị của gia đình. Bởi suy cho cùng thì “Đời nhiều cuộc phiêu du, nhưng chuyến mà ta mong đợi nhất. Chẳng phải là chuyến đi về nhà hay sao?”. Càng trưởng thành, càng đi nhiều nơi thì điều ta càng dễ nhận ra tất cả những hành trình đó đều như nhau, chỉ có một hành trình là khác biệt hơn tất cả; đó chính là chuyến đi trở về cùng gia đình - chuyến đi trở về với điều thân thuộc nhất mà người trẻ luôn mong chờ, và khát khao nhất. Dù trong năm người trẻ có rất nhiều chuyến đi để nối dài để có thêm nhiều trải nghiệm, nhưng điều kỳ diệu là trong muôn vàn những chuyến đi, luôn có một chuyến đi đặc biệt nhất, cảm xúc nhất, và luôn là chuyến đi được mong đợi nhất vào dịp cuối năm, đó là chuyến đi để trở về. Trở về nhà, trở về kể với gia đình về những hành trình, những trải nghiệm những kỉ niệm buồn lẫn vui đã từng trải qua! Càng đi xa, càng đi nhiều thì chuyến đi về nhà càng đong đầy cảm xúc. Vì cuối cùng Đi thật xa cũng là để trở về, trọn vẹn!”

Bài mẫu 2: Cái chết bất tử

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những nỗi đau để lại dường như còn mãi, đặc biệt đối với những người có người con, người anh, người chị của mình đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. “Mùi cỏ cháy” là một bộ phim ấn tượng nói về Việt Nam năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị - nơi biết bao người thanh niên trẻ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc. Bộ phim như nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả cho độc lập tự do là quá lớn. Mùi cỏ cháy là bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh được công chiếu vào năm 2012.  Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị.Bộ phim xoay quanh câu chuyện về 4 chàng sinh viên Hà thành Hoàng, Thành, Thăng và Long ở lứa tuổi đôi mươi, khi họ vừa mới bước chân và làm quen với môi trường đại học. Sống trong cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo và đứng trước lệnh tổng động viên của Chính phủ, 4 chàng thanh niên trẻ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, dấn thân vào chiến tranh và trở thành những chiến sĩ quả cảm.Họ chính là đại biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, luôn mang trong mình nhiệt huyết dâng trào của tuổi trẻ, một lòng muốn phụng sự cho Tổ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng từ bỏ tất cả và đi vào chiến trường, chiến đấu để giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Cùng với đó là những hình ảnh về sức tàn phá của chiến tranh, chân thực đến đau lòng. Chứng kiến hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị trúng bom mìn khi vượt sông Thạch Hãn, máu nhuộm đỏ dòng sông; cảnh Long đứng giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!…” và bị bom giặc cướp mất tính mạng; hay hình ảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò mẫm ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù… Khung cảnh chiến tranh năm 1972 đó dường như đang được hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc, nó khiến chúng ta không khỏi xúc động, nghẹn ngào mà thậm chí là căm thù kẻ thù xâm lược, về những đau thương mà chúng gây ra cho chúng ta trong những năm tháng chiến tranh thảm khốc. Bộ phim “Mùi cỏ cháy” đã tố cáo tội ác của chiến tranh một cách đầy đủ nhất, chân thực và sinh động nhất. Không những thế, nó đã chạm đến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người, về lẽ sống của cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

Bài mẫu 3:  Đau để trưởng thành 

“Nhà bà Nữ” là một trong những bộ phim chiếu rạp đem lại doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phim xoay quanh những vấn đề đều đến từ sự ích kỉ, việc không ai chịu thấu hiểu cho ai, cho đến khi dẫn đến cao trào của sự bùng nổ của việc nhẫn nhịn, bởi vậy phim đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung và cách dàn dựng phim. Phim chọn góc nhìn chính từ Ngọc Nhi - một người con vốn phải sống theo định hướng của mẹ từ nhỏ. Ngoài chuyện mẹ con bà Nữ, chuyện tình Nhi và John đại diện cho những đôi nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế. Họ mơ mộng với cuộc sống lứa đôi và sớm bị ghì chặt bởi cơm áo gạo tiền. Cái kết của bộ phim là hình ảnh trưởng thành của Nhi, John và niềm hạnh phúc của cả gia đình nhà bà Nữ vì đã cùng nhau vượt qua được nhiều khó khăn, từ đó biết yêu thương và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Qua đó, cũng gửi gắm được những bài học về cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, để khi nhìn về sẽ không còn đọng lại những “tiếc nuối” như những nhân vật trong phim.

Bài mẫu  4: Thất bại là mẹ thành công 

Câu ca dao "Thất bại là mẹ thành công" là một trong những câu ca dao, tục ngữ truyền thống của Việt Nam, thể hiện triết lý về sự quan trọng của việc học hỏi từ thất bại để đạt được thành công trong cuộc sống. Câu này khuyến khích con người không sợ thất bại, mà hãy coi thất bại như nguồn học, nguồn kinh nghiệm để tiến xa hơn trong công việc, đời sống và sự nghiệp. Thất bại không phải là điều kinh khủng, mà đôi khi nó giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn về bản thân, học được nhiều bài học quý giá và trưởng thành hơn. Thất bại là cơ hội để ôn lại và sửa chữa những sai lầm, nâng cao khả năng và kiến thức của bản thân. Qua từng thất bại, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, kiên định hơn và có khả năng đối mặt với thách thức, khó khăn lớn lao hơn trong tương lai. Nếu chúng ta sợ thất bại và không dám thử sức, tự tin, thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được thành công. Thất bại có thể là mẹ thành công, nghĩa là sẽ dẫn dắt ta đến đích đến mà ta hướng tới. Nếu luôn lo sợ thất bại, không chấp nhận và học hỏi từ nó, chúng ta sẽ bị đắm chìm trong sự tiêu cực, mất đi cơ hội và thách thức để tiến lên. Tóm lại, câu ca dao "Thất bại là mẹ thành công" nhắc nhở mọi người hãy biết nhìn nhận và lĩnh hội từ nó. Từ mỗi thất bại, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, kiên định hơn và hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó tiến xa hơn trong cuộc sống và đạt được thành công mà mình hướng tới.

Bài mẫu 5: Càng học nhiều càng thấy mình hiểu biết ít 

Câu nói "Càng học nhiều, tôi càng nhận ra mình không biết bao nhiêu" của Albert Einstein thể hiện sự khiêm tốn của một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Câu này thể hiện quan điểm rằng, khi ta học hỏi và nghiên cứu nhiều, ta sẽ nhận ra rằng sự hiểu biết của mình vẫn còn nhiều hạn chế trước nguồn kiến thức khổng lồ, vô hạn của thế giới.  Sự khiêm nhường trong việc nhận ra rằng ta vẫn chưa biết đủ là một kỹ năng quan trọng, giúp ta luôn tìm kiếm kiến thức mới, không ngừng phát triển và tiến bộ trong cuộc sống. Đồng thời, câu nói này cũng khuyến khích chúng ta không nên tự mãn với những kiến thức mình hiểu biết, mà luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi, gặt hái kiến thức mới và trải nghiệm thử thách mới.  Tóm lại, câu nói "Càng học nhiều, tôi càng nhận ra mình không biết bao nhiêu" của Albert Einstein là một lời nhắc nhở quan trọng về sự khiêm tốn, lòng ham học hỏi và không bao giờ ngừng khám phá. Đó cũng là sự khích lệ mạnh mẽ để tự thúc đẩy bản thân, học hỏi và trưởng thành trong cuộc sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, một ca khúc, một hiện tượng xã hội...) mà em yêu thích. Đặt tiêu đề cho đoạn văn bằng một biểu thức nghịch ngữ ngữ văn 12 cánh diều, ngữ văn 12 cánh diều Viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, một ca khúc, một hiện tượng xã hội...) mà em yêu thích. Đặt tiêu đề cho đoạn văn bằng một biểu thức nghịch ngữ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác