Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách mới. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Bài làm

Bài tham khảo 1

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, mỗi câu chuyện đều là một bài học, để em noi theo nhưng em thích nhất là chuyện cố tích “ Thánh Gióng”. Truyện kể về người anh hùng dân tộc – Thánh Gióng. Cậu Gióng là một người mà lên ba tuổi vẫn không nói, không đi khiến cho người mẹ lo lắng mà phải than lên không biết cứ như vậy thì bao giời cậu mới có thể đi đánh giặc giúp nước được. Lúc bấy giờ, giặc Ân càn quấy nước ta người dân khổ sở nên vua Hùng đã cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Một hôm nọ, khi sứ giả qua nhà cậu Gióng điều kì lạ đã xảy ra khi cậu cất tiếng nói và đưa ra yêu cầu báo nhà vua làm ngựa sắt, áo giắc sắt, thanh gươm sắt với một chiếc nón sắt cậu sẽ đuổi giặc cho. Sau đó cậu Gióng ngày nào lớn nhanh như thổi và hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt càn quét giặc Ân đã được người dân lưu truyền đời đời. Thánh Gióng có một sự xuất hiện kì lạ, sự phát triển của cậu cũng vô cùng kì lạ nhưng tất cả không thể nào cản được tình yêu nước trong lòng vị tướng ấy được. Qua truyện “Thánh Gióng” em càng thấy yêu đất nước mình hơn và biết ơn ông cha ta bao đời nay đã anh dũng, kiên cường giữ nước và bảo về đất nước để đổi lại sự hòa bình của đất nước như ngày nay.

Bài tham khảo 2:

Từ nhỏ em đã có thói quen phải có mẹ ở cạnh, nghe mẹ kể chuyện, thì em mới có thể ngủ ngon bởi thế nên em rất thích truyện cổ tích đặc biệt là chuyện Tấm Cám. Mở đầu câu truyện, tác giả dân gian đã đưa ra cho người đọc thấy hoàn cảnh của Tấm và Cám. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm nên Tấm phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả và bị mẹ con Cám ngược đãi. Ít lâu sau người nhà vua mở hội, dì ghẻ vì ghen ghét với Tấm nên đã trộn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi hội. Tấm ngồi ở nhà khóc và được Bụt  giúp đỡ, nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Bài tham khảo 3:

Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích nhất. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Tuy ngoại hình không bình thường nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, em thấy được nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Những con người hiền lành, sẽ gặp được kết quả phù hợp với những việc làm của mình còn kẻ ác bày mưu hãm hại người khác sẽ gặp lại kết quả thích ứng. Làm người ở hiền gặp lành là một mong ước tuy bình dị nhưng rất được người dân chú trọng để mong ước về một cuộc sống công bằng.

Bài tham khảo 4:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện “Em bé thông minh”. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

 

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 6, văn hay lớp 6 sách mới, trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều