Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách mới. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.

Đề bài: Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích. 

Bài làm

Bài tham khảo 1:

Trong kho tàng bài thơ lục bát Việt Nam, em yêu thích nhất là bài thơ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Đây là một trong những bài thơ lục bát hay nhất ca ngợi công lao sinh thành của cha mẹ. Mở đầu, bài thơ sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời” là khẳng định sự lớn lao của người cha, còn “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” để nhấn mạnh chiều sâu rộng và sự dạt dào của người mẹ. Cách so sánh này đã lấy cái trừu tượng của tình phụ tử và mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vô hạn của thiên nhiên, đất trời. Mỗi khi đọc hai câu thơ đầu, em lại cảm thấy thấm thía và rung động biết bao. Đặc biệt hai câu thơ cuối đã cất lên giọng thơ tha thiết ngọt ngào với hai tiếng cảm thán “con ơi!” như nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Việc nhấn mạnh lại công lao “núi cao biển rộng mênh mông” và hình ảnh “cù lao chín chữ” để nói lên công lao to lớn của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Bài thơ để lại bài học sâu sắc về đạo làm con của mỗi người mang lại cho em nhiều cảm xúc. 

Bài tham khảo 2:

Một trong số đó là bài thơ ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam đã để lại cho em cái nhìn thấm thía, đó là:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Bài thơ lục bát đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như lời khẳng định trong đầm có rất nhiều loài hoa, nhưng hoa sen vẫn là loài hoa đẹp nhất. Tiếp theo với những điệp từ “nhụy vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” đã vẽ nên vẻ đẹp rất bình dị, thanh cao của những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp. Câu thơ cuối cùng gợi nên một hình ảnh hết sức rung động “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có nghĩa là dù cho hoa sen có sống trong môi trường hôi tanh, khó chịu thì nó vẫn mang mùi thơm ngát dịu dàng. Hoa sen cũng giống như con người Việt nam dù sống trong hoàn cảnh khó khăn như nào thì vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp và cao quý. Quả thật, bài thơ lục bát đã thể hiện được nhiều vẻ đẹp con người Việt Nam. 

Bài tham khảo 3:

 Em đã được học rất nhiều những bài thơ lục bát, bài thơ nào cũng để lại cho em rất nhiều cảm xúc và rung động. Đặc biệt, em vô cùng ấn tượng với bài thơ lục bát ca ngợi về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương

Mịt mờ khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

 Thiên nhiên hồ Tây hiện lên như một bức tranh đầy thơ mộng và trữ tình. Với bầu trời mùa thu trong xanh, những cơn gió khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng với tiếng gà gáy báo canh tạo nên một cuộc sống sôi động. Tiếp đến là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian thơ mộng cùng tiếng chày nhịp nhàng gợi ra vẻ đẹp truyền thống của làng Yên Thái. Cuối cùng là phép ẩn dụ “mặt gương Tây Hồ” vừa ẩn vừa hiện khiến cho em rung động hơn hết. Qua bài thơ, tác giả cũng gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và em có thế cảm nhận được sức sống đang trỗi dậy, bao trùm mọi không gian sự vật.

Bài tham khảo 4:

 Kho tàng bài thơ lục bát Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu với thiên nhiên, bài thơ mà em ấn tượng nhất đó là:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng

Ai ơi đứng lại mà trông

Kia núi thành Lạng, kia sông Tam Cờ”.

 Ấn tượng đầu tiên của em về bài thơ là câu hỏi tu từ “Đường lê xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Thực tế con đường lên xứ Lạng lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” thật xa xôi và cách trở. Từ đấy, chúng ta thấy được sự hùng vĩ, to lớn của mảnh đất xứ Lạng này. Tiếp đến khi đứng từ xa trông lại, chúng ta còn có thể được ngắm nhìn những địa danh nổi tiếng tại xứ Lạng như núi thành Lạng, sông Tam Cờ. Nhịp điệu bài thơ linh hoạt, uyển chuyển với ngôn từ điệp vần, điệp ý tạo nên bức tranh khung cảnh thiên nhiên xứ Lạng rộng lớn, tươi đẹp và hùng vĩ ngút ngàn. Đọc xong bài thơ, em càng cảm thấy yêu hơn những mảnh đất quê hương mình.

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 6, văn hay lớp 6 sách mới, Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào, ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều