Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách mới. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Bài làm

Bài tham khảo 1:

Sau khi đọc xong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, em thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ đó là:

“Nhưng con cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Mẹ mang về tiếng hát

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lầm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng…”

Trong cuộc sống, tình mẫu tử luôn là một thứ tình cảm gắn bó, thiêng liêng nhất. Mẹ đã luôn ở bên ta từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành lớn khôn nên người. Từ những lời ru, tiếng hát cho tới những điều giản dị nhất, mẹ luôn nâng niu, chăm sóc và giúp cho những đứa trẻ có nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra rất nhiều hình ảnh, màu sắc và hương vị đều lần lượt xuất hiện từ lười ru của mẹ. Đọc đoạn thơ, cảm xúc trong em dâng lên thật xao xuyến khi nghĩ về mẹ của mình.

Bài tham khảo 2:

Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, trong số đó phải kể đến “Chuyện cổ tích về loài người”. Đặc biệt đoạn thơ nói về sự ra đời của bố đã mang đến cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất:

“Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ

Rộng lắm là mặt bể

Dài là con đường đi

Núi thì xanh và xa

Hình tròn là trái đất…”

Trong quá trình trưởng thành lớn lên của một đứa trẻ, chắc chắn phải có bàn tay nâng đỡ, chỉ bảo của người bố. Chính bố là người giúp cho trẻ có thêm nhiều hiểu biết, nhờ sự dạy dỗ đó mà trẻ em trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ khám phá những điều bổ ích xung quanh cuộc sống như: đâu là mặt bể, đâu là đường đi, núi như thế nào và trái đất ra sao. Đoạn thơ đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc khi nhắc đến công lao to lớn của bố trong việc dạy dỗ, dẫn dắt, giúp em hoàn thiện bản thân và trở nên người.

Bài tham khảo 3:

Có ai là không tò mò về nơi mà mình sinh ra, những lí giải cho thắc mắc đó đã được thể hiện hết sức thú vị qua đoạn thơ ngắn trong “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh:

“Trời sinh ra trước nhất

Chỉ toàn là trẻ con

Trên trái đất trụi trần

Không dáng cây ngọn cỏ

Mặt trời cũng chưa có

Chỉ toàn là bóng đêm

Không khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác”.

Tác giả đã đưa người đọc hình dung về khi trái đất vẫn còn trụi trần, không có dáng cây ngọn cỏ, đến cả mặt trời cũng chưa có mà chỉ là bóng đêm. Lúc này ông trời đã sinh ra trẻ em, từ đó tác giả lí giải về nguồn gốc ra đời của vạn vật. Đôi mắt trẻ rất sáng, nhưng chưa thể nhìn thấy gì, nên mặt trời sinh ra để soi sáng cho trẻ. Để giúp cho trẻ nhận biết được màu sắc ra sao thì cây mới có màu xanh còn hoa thì có màu đỏ. Bên cạnh đó còn có cả âm thanh để cho trẻ lắng nghe và cảm nhận từ tiếng hót của những loài chim. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường cũng đều sinh ra để phục vụ cho cuộc sống của trẻ. Qua đoạn thơ, em thấy được tình yêu thương sâu sắc của tác giả dành cho trẻ em.

Bài tham khảo 4:

 “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh với những lí giải hết sức thú vị về nguồn gốc ra đời của loài người. Trong đó, em thích nhất là cách tác giả kết thúc ở đoạn thơ cuối cùng:

“Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo…

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to

“Chuyện loài người” trước nhất”.

Để khép lại mạch cảm xúc của bài thơ, tác giả đã tiếp tục lí giải sự ra đời của tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người sinh ra là để được học hành và cuộc sống sẽ ngày một văn minh hơn: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất. Em ấn tượng đặc biệt với hai câu thơ cuối khi thầy viết lên bảng dòng chữ “Chuyện loài người” thật to như là để khép lại và nhấn mạnh chủ đề của bài thơ. Qua đó, em cảm nhận được Xuân Quỳnh đã dành một tình cảm yêu thương và trân trọng với trẻ em – thế hệ măng non.

 

 

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 6, văn hay lớp 6 sách mới, đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều