Hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách mới. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Bài làm

Bài tham khảo 1

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, anh dũng bao đời nay đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã dùng thể thơ lục bát – thể thơ của dân tộc để vẽ lên hình ảnh hoa sen cũng như phẩm chất của con người Việt Nam. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” câu hỏi như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể so sánh được với hoa sen. Loài hoa mang vẻ đẹp tinh khiết của màu trắng mà điểm trong nó lại à những sợi nhụy vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như loài hoa sen con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng họ lại giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp, thanh cao và dù cho hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn ra sao họ vẫn giữ cho mình một tâm hồn thanh cao. Tuy chỉ là bốn câu ca dao ngắn nhưng bài ca dao này lại lột tả hết được nét đẹp của loài hoa sen cũng như những phẩm chất của con người Việt Nam.

Bài mẫu 2

Bài thơ "Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay, chan chứa mẫu tử:

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Bài thơ “mẹ ốm” như thay lời tác giả bộc lộ những tâm tư, tình cảm của người con dành cho mẹ - một tình cảm rất hồn nhiên của tuổi niên thiếu. Mở đầu bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên với những năm tháng nhọc nhằn, vất vả nuôi con. Những câu thơ ấy như đánh thức tâm hồn người đọc, nhắc nhở chúng ta nhớ về những gì mẹ đã hy sinh, đánh đổi để chúng ta có cuộc sống như hiện tại. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho mẹ. Trần Đăng Khoa đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về mẫu tử, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng mẹ của mình. 

Bài mẫu 3

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất và nó được thể hiện rất rõ nét qua bài thơ “Tuổi thơ của con” của thi sĩ Xuân Quỳnh:

Tuổi thơ con có những gì

Có con cười với mắt tre trong hầm

Có làn gió sớm vào thăm

Có ông trăng rằm sơ tán cùng con

Sông dài, biển rộng, ao tròn

Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời

Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi

Con chơi với đất con chơi với hầm

Mong ngày, mong tháng, mong năm

Một năm con vịn vách hầm con đi

Trời xanh các ngả ngoài kia

Cỏ xanh quanh những hàng bia trên mồ

Quả tim như cái đồng hồ

Nằm trong lồng ngực giục giờ hành quân

Dế con cũng biết đào hầm

Con cua chả ngủ canh phòng đạn bom

Trong trăng chú Cuội tắt đèn

Để che mắt giặc mây đen kéo về

Cái hoa cái lá biết đi

Theo người qua suối qua khe qua làng

Chiến hào mặt đất dọc ngang

Sẽ dài như những con đường con qua

Hầm sâu giờ quý hơn nhà

Súng là tình nghĩa đạn là lương tâm

Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm

Để khi khôn lớn con cầm lên tay

Những điều mẹ nghĩ hôm nay

Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ

Ngày mai tròn vẹn ước mơ

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình.

Bài thơ “Tuổi thơ của con” của thi sĩ Xuân Quỳnh đã mang đến cho em những cảm xúc rất riêng về tình mẫu tử. Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con, thứ tình cảm đó vẫn luôn lớn dần theo sự trưởng thành của con. Tuy hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nhưng tuổi thơ con lại tràn đầy hy vọng và niềm tin vào tương lai "Mong ngày, mong tháng, mong năm/Một năm con vịn vách hầm con đi". Bài thơ thể hiện tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho con trong những giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Đồng thời, nó cũng thể hiện niềm mong mỏi con được trưởng thành trong tình yêu thương và có trách nhiệm đối với quê hương. “Tuổi thơ của con” của thi sĩ Xuân Quỳnh đã giúp em hiểu hơn vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẫu tử, từ đó biết ơn và thêm yêu thương mẹ của mình. 

Bài mẫu 4

Xung quanh làng xóm lầm than

Thóc Tây, đay Nhật muôn vàn thảm thương

Đi phu, đi lính, đắp đường

Người nghèo một cổ mấy tròng thắt ngang

Mùa mùa lúa vẫn chín vàng

Lúa đi đâu mất, ta làm cho ai?

Địa chủ nó có trăm vòi

Hút vào xương tuỷ, mồ hôi dân mình

Tiếng đồn trên núi rừng xanh

Có quân Cách mạng Việt Minh phất cờ

Sao vàng soi lối tự do

Dân nghèo theo hết vỡ bờ nổi lên

Chiến khu ta ở Tây Nguyên

Quân đang vượt núi xuống miền trung du

Mặt trời đang xé sương mù

Dân mình đang phá ngục tù nghìn năm

Truyền đơn rải ở chợ làng

Cờ đỏ mọc giữa đường quan ban ngày

Đồng quê như có lửa bay

Nhà giàu bàn tán, dân cày truyền tin

Quyết lòng dấn bước đi tìm

Một đêm nổi gió băng mình thoát thân 

(Đi tìm cách mạng - Nguyễn Đình Thi)

 

Bài thơ “Đi tìm cách mạng” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi với những câu thơ giản đơn nhưng chứa đầy sự bi thương của nhân dân ta như lời tố cáo đanh thép về tội ác của thực dân Pháp và Nhật gây nên cho người dân và đất nước Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói lòng, xé gan, xé thịt của người nhân dân ta khi phải chịu sự áp bức, bóc lột của thực dân, phát xít. Đồng thời, bài thơi cũng thể hiện sự sáng suốt của cách mạng Việt Minh, sự kiên cường bất khuất của ông cha ta. Họ đã anh dũng hy sinh, hiến dâng thân mình vì độc lập, tự do của dân tộc. Bài thơ là lời nhắc nhở của tác giả dành cho những thế hệ sau và cũng là sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, là một minh chứng trường tồn cho những gian khổ mà dân tộc ta đã chịu đựng.

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 6, văn hay lớp 6 sách mới, ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo