Viết 1 bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách mới. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết 1 bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Đề bài: Viết 1 bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Bài Làm

Bài tham khảo 1

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, đúc kết lại trong các câu truyện ấy là kinh nghiệm, trải nghiệm và bài học của người dân bao đời nay để lại. Đặc biệt trong đó em thích nhất là truyện cổ tích “ Sự tích hồ Ba Bể”.

Truyện kể về ngày xưa ở xã Nam – mẫu có lễ hội thờ Phật vô cùng lớn, ai nấy đều ăn chay niệm phật, làm việc thiện trong mấy ngày lễ. Thế nhưng trong lễ hội lại xuất hiện một bà cụ người lọm khọm, quần áo rách rưỡi, quần áo trên người bà cụ không thể che hết những vết lở loét trên người bà và từ người bà bốc ra một mùi hôi thối khó chịu. Bà cụ già xin ăn quanh lễ hội thế nhưng hễ bà đi đến đâu là bị người ta hắt hủi đến đó, họ đuổi bà ra khỏi rõ lễ hội nên bà cụ đành thất thuể đi vào trong xóm. Bà cụ đi đến đâu người ta cũng thả chó xua đuổi cụ may thay cụ gặp được mẹ con nhà bà góa trên đường đi làm về. Thương cho bà cụ già yếu lại bị đói nên mẹ con bà góa đã nhường phần cơm nguội của mình cho bà cụ.

Đến tối bà cụ lại gõ cửa nhà bà góa xin ăn và xin ngủ lại qua đêm vì không ai chịu cho bà ngủ lại cả. Mẹ con bà góa tốt bụng đã đón bà cụ vào nhà và cho bà ngủ ở vị trí của hai mẹ con, còn về phần họ thì ngủ ở một góc khác. Nửa đêm người mẹ thấy chỗ bà cụ nằm ngủ phát ra ánh sáng và từ chỗ đó hiện ra một con giao long, quá sợ hãy nên bà góa đã ôm lấy con chùm chăn và ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy bà gáo không thấy giao long đâu cả mà lại thấy bà lão hôm qua. Trước khi rời khỏi nhà, bà lão cho mẹ con bà góa một nắm tro dặn rắc quanh nhà và cho mẹ con bà hai mảnh trấu để mẹ con bà góa làm việc tốt.

Đến tối, từ giữa lễ hội phun lên một dòng nước lớn nhấn chím mọi thứ nhà cửa, rộng vườn, thú nuôi. Thương cho số phận người dân nên mẹ con bà góa đã thả hai mảnh trấu xuống nước, hóa thành hai chiếc thuyền và đi cứu mọi người. Đến nay chỗ đất sụt ấy hóa thành hồ Ba Bể ở Bắc Cạn.

Qua câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể” tác giả dân gian đã gửi gắm vào trong đó bài học về lòng tốt của con người, lòng tốt cần cho đi đúng người, đúng thời điểm và không phân biệt vẻ bề ngoài. Con người cần có tấm lòng nhân hậu, lương thiện và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

Bài tham khảo số 2:

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, đúc kết lại trong các câu truyện ấy là kinh nghiệm, trải nghiệm và bài học của người dân bao đời nay để lại. Đặc biệt trong đó em thích nhất là truyện cổ tích “Sự tích bánh chưng, bánh dày”.

Truyện kể ngày xưa vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Qua truyện “Bánh chưng, bánh dày”, nhân dân ta đã giải thích cho tục làm bánh chưng, bánh dày từ thời tổ tiên ông cha ta để lại. Người hiền hậu, có lối sống tốt ắt có người tốt giúp đỡ như hoàng tử Tiết Liêu hiền đức đã được tiên ông giúp đỡ và được vua cha trao cho ngôi vua.

 

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 6, văn hay lớp 6 sách mới, kể lại một truyện cổ tích

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo