Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm của bạn đối với nỗi niềm và nhận thức của tác giả được bộc lộ qua bài thơ "Bình đựng lệ".

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm của bạn đối với nỗi niềm và nhận thức của tác giả được bộc lộ qua bài thơ "Bình đựng lệ".


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Bày tỏ đồng cảm với nỗi niềm và nhận thức của nhà thơ qua bài “Bình đựng lệ”

Trong "Bình đựng lệ" của Chế Lan Viên, chúng ta chìm đắm trong dòng chảy của những cảm xúc mãnh liệt, nơi những giọt nước mắt đắng cay cho những vết thương lòng sâu sắc, khó phai mờ theo thời gian. Nỗi đau ấy như những "bình đựng lệ" - một hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi, ẩn chứa triết lý về sự tồn tại vĩnh cửu của những vết thương lòng. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những thăng trầm, thử thách, những mất mát và tổn thương. Nỗi đau ấy như những giọt lệ âm thầm chảy, len lỏi vào tâm hồn, hằn sâu thành những vết sẹo khó phai. Nó là minh chứng cho những trải nghiệm khắc nghiệt, những mất mát to lớn, những tổn thương sâu sắc. Con người thường giấu diếm, gói ghém nỗi đau thành những "bình đựng lệ" rồi ném ra biển khơi. Đây như cách con người muốn chạy trốn nỗi đau, hoặc khiến nó trở ra biển nhằm trốn tránh hiện thực phũ phàng. Em rất đồng cảm với nỗi niễm trong tác phẩm của Chế Lan Viên. Bài thơ khơi gợi trong chúng ta sự đồng cảm sâu sắc và những suy ngẫm về bản chất của nỗi đau trong cuộc sống. 

Bài mẫu 2: Bày tỏ không đồng cảm với nỗi niềm và nhận thức của nhà thơ qua bài “Bình đựng lệ”

Cảm nhận về tác phẩm "Bình đựng lệ" của Chế Lan Viên , độc giả chìm đắm trong dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, nơi những giọt lệ đắng cay như những minh chứng cho những vết thương lòng dai dẳng, khó phai mờ theo thời gian. Nỗi đau khổ thường bị con người gói lại trong "bình đựng lệ" ném ra biển khơi cho sóng triều vạn kỉ năm. Nhưng nỗi buồn sẽ vẫn mãi còn tồn tại ở đấy, không thể biến mất. Và rồi cũng sẽ “Lại trở về”. Em không hoàn toàn đồng cảm vì trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những biến động, thử thách, mất mát và tổn thương. Thay vì trốn tránh vứt bỏ nó, chúng ta nên nhận thức được đây là một lẽ thường tình. Có hạnh phúc ắt sẽ có đâu buồn, có sướng ăt sẽ có khổ,...Đây là quy luật , vậy nên thay vì trốn tránh, chúng ta nên học cách chấp nhận. Từ đó rút ra những bài học cho bản thân. 

Bài mẫu 3: Bày tỏ đồng cảm với nỗi niềm và nhận thức của nhà thơ qua bài “Bình đựng lệ”

Đọc bài thơ "Bình đựng lệ" của Chế Lan Viên, ta không thể không cảm nhận được những nỗi niềm bi tráng và sâu sắc về cuộc sống mà tác giả muốn truyền đạt. Hình ảnh "bình đựng lệ" được sử dụng như một biểu tượng đầy ý nghĩa, tượng trưng cho những đau khổ, nước mắt và khó khăn của con người. Dòng nước mắt tuôn rơi không ngừng, làm ướt cả bầu trời, hòa vào đại dương, thể hiện một sự bất lực và bi tráng của cuộc sống. Tác giả thấu hiểu rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, con người phải đối diện với nhiều gian khổ, đau thương và nỗi đau. Là một người trẻ, tôi cảm thông với tình cảm và suy tư của tác giả về sự đau khổ và bất lực trong cuộc sống. Cuộc sống cũng chứa đựng những niềm vui và hạnh phúc, có những khoảnh khắc tươi đẹp và ý nghĩa. Có những người tốt lành, những mối quan hệ ấm áp và những giá trị đích thực. Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị, trong tình thân, tình bạn, và trong những thành tựu của bản thân. Tóm lại, bài thơ "Bình đựng lệ" không chỉ là một tác phẩm thơ cao về nghệ thuật mà còn là một lời nhắc nhở về cuộc sống, về sự đau khổ và hạnh phúc, về sự bất lực và hy vọng. .

Bài mẫu 4: Bày tỏ không đồng cảm với nỗi niềm và nhận thức của nhà thơ qua bài “Bình đựng lệ”

Đồng hành cùng Chế Lan Viên trong "Bình đựng lệ", một mặt ta chìm đắm trong dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, nơi những giọt lệ đắng cay như những minh chứng cho những vết thương lòng dai dẳng, không thể phai mờ theo thời gian. Nỗi đau như những bình đựng lệ mãi mãi không biến mất, khơi gợi trong chúng ta sự đồng cảm sâu sắc và những suy ngẫm về bản chất của nỗi đau trong cuộc sống. Mặt khác ta thấy hình ảnh "bình đựng lệ" -  ẩn chứa triết lý về sự tồn tại vĩnh cửu của những vết thương lòng. Con người giấu diếm, gói ghém nỗi đau thành những chiếc bình đựng lệ rời ném ra biển khơi. Nhưng rồi nó sẽ trở về lại chính tay ta. Nếu đã là nỗi đau của ta, sao chúng ta không tìm cách đối mặt giaỉ quyết mà phải chạy trốn? Vì ta hiểu càng chạy trốn tức là ta càng sợ và sẽ càng ngày nỗi đau ấy được nuôi lớn bởi sự sợ hãi của chúng ta. Thay vì gói tất cả thành một ‘Bình đựng lệ”  khổng lồ, hãy tác nhỏ ra và giải quyết từng việc một. Như thế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó chúng ta có niềm tin vào giá trị tốt đẹp của cuộc sống và con người, và biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống

Bài mẫu 5: Bày tỏ đồng cảm với nỗi niềm và nhận thức của nhà thơ qua bài “Bình đựng lệ”

Khi cùng Chế Lan Viên lạc bước trong "Bình đựng lệ", độc giả chìm sâu vào dòng chảy của những cảm xúc mãnh liệt, nơi những giọt lệ đắng cay như những minh chứng cho những vết thương lòng không thể phai mờ theo thời gian. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những cú sốc, mất mát và tổn thương. Nỗi đau ấy như những giọt nước mắt len lỏi vào tâm hồn, thành những vết sẹo sâu thẳm. Nó là bằng chứng cho những trải nghiệm khắc nghiệt, những mất mát to lớn, những thương tổn sâu sắc. Có những nỗi đau không thể phai mờ và không thể chữa lành. Con người thường sẽ phải học cách quên đi, gói ghém nó thành những "bình đựng lệ" rồi ném ra biển khơi. Tác phẩm của Chế Lan Viên khơi gợi trong ta sự đồng cảm sâu sắc và những suy ngẫm về bản chất của nỗi đau trong cuộc sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm của bạn đối với nỗi niềm và nhận thức của tác giả được bộc lộ qua bài thơ "Bình đựng lệ" ngữ văn 12 kết nối, ngữ văn 12 kết nối Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm của bạn đối với nỗi niềm và nhận thức của tác giả được bộc lộ qua bài thơ "Bình đựng lệ".

Bình luận

Giải bài tập những môn khác