Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ,...).

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ,...)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Nghị luận về ước mơ của tuổi trẻ 

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có ước mơ.

Vậy thế nào là ước mơ? Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, biết cố gắng, phấn đấu vươn lên để thực hiện ước mơ đó. Mỗi người trên hành trình thực hiện ước mơ của mình là góp phần giúp xã hội phát triển.

Những ước mơ và hoài bão luôn mang màu sắc tươi sáng. Ước mơ về những điều tốt đẹp cho bản thân thì hẳn sẽ góp phần đắc lực cho xã hội, cho cộng đồng và xa hơn nữa là cho nhân loại. Con người, suốt cả cuộc đời mình luôn ước mơ và hướng tới những ước mơ hoài bão để phấn đấu nhưng có lẽ giai đoạn mà con người ta nhiều ước mơ và hoài bão nhất là giai đoạn tuổi trẻ. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của ước mơ. Là tuổi khi ta đang căng tràn nhựa sống, căng tràn sức sống và cảm giác về sức sống để nuôi dưỡng, phấn đấu và tin tưởng rằng mình có thể làm nên tất cả. Là tuổi có tất cả những điều kiện để những người trẻ tuổi trở nên có nhiều ước mơ, nhiều khát vọng để rồi đầy hồ hởi dấn thân trên con đường sự nghiệp của cả đời người. Vậy, chúng ta phải làm gì để cho những giấc mơ ấy không chỉ là giấc mơ?

Trong một cuộc điều tra, trong số các bạn trẻ, khi được hỏi về ước mơ của giới trẻ, có 2% khẳng định: vẫn có những bạn trẻ Việt Nam không ấp ủ cho mình một ước mơ. 98% còn lại khẳng định mỗi người Việt trẻ đều luôn mang trong mình những ước mơ và hoài bão. Giải thích cho suy nghĩ của mình, họ trả lời rằng: những người không có ước mơ là “những người quá sung sướng hạnh phúc, họ sở hữu những thứ người khác chỉ có được trong mơ nên không còn gì để mơ ước nữa”. Đó cũng có thể là “những người quá tẻ nhạt, họ sống vật vờ qua ngày, không quan tâm đến quá khứ cũng chẳng hướng tới tương lai”. Những người trong số 98% tuy khẳng định nhưng cũng nhấn mạnh: tuy rằng ai cũng có ước mơ nhưng không phải ai cũng dũng cảm kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Có những người trong đầu chỉ luôn quanh quẩn với ý nghĩ: “Không, mình không làm được, có cố gắng mấy cũng vô ích thôi” Và rồi, họ buông xuôi để cho hoài bão của mình trôi dần theo dòng chảy thời gian. Năm tháng trôi đi, tất cả những gì có chỉ là những ước mơ đẹp không bao giờ trở thành hiện thực. Đó vừa là thực trạng và cũng vừa là một phần trong những hạn chế mà giới trẻ hiện nay đang gặp phải mà có hướng khắc phục. Nếu như chỉ biết dừng lại ở việc bằng lòng với những gì mình có sẽ không bao giờ có động lực tiến lên. Nhưng có ước mơ, hoài bão thôi chưa đủ. Vấn đề là ở tính hiện thực, tính khả thi của những ước mơ đó. Ước mơ và hoài bão cần bắt đầu từ những khả năng có thực. Mỗi người đều có quyền mơ ước, nhưng cũng không bao giờ nên vì thế mà mơ ước viển vông, mơ ước những điều không có thực, không bao giờ thành hiện thực. Làm như thế là chúng ta đang phí phạm thời gian, công sức và phí phạm những ước mơ của chính mình.

n nó mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Bài mẫu 2: Nghị luận về hoài bão của tuổi trẻ 

Một câu nói nổi tiếng từng nhấn mạnh: "Chúng ta có thể tin vào ước mơ của mình, nhưng chúng ta cần phải hành động để biến chúng thành hiện thực." Mọi người đều có một ước mơ, dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, ước mơ chỉ có thể trở thành sự thật khi chúng ta dám dấn thân và đặt nỗ lực vào việc thực hiện chúng.

Tuổi trẻ thường gắn liền với nhiệt huyết, với hoài bão, thích khám phá và ưa mạo hiểm nhưng lại thiếu đi những mục tiêu, những kế hoạch,những dự định để biến điều không thể thành có thể. Chúng ta dù rất thích thú với một việc nào đó nhưng chỉ mới gặp trở ngại hay khó khăn đã muốn buông tay từ bỏ! Sự bồng bột và thiếu nghiêm túc của tuổi trẻ thường dẫn chúng ta đến những quyết định sai lầm, thất bại. Để tránh điều đó ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm để thành công! Chúng ta cần tập cho mình thói kiên nhẫn, tinh thần và nghị lực vững chắc, sự quyết tâm và tận tụy cho công việc. Bên cạnh đó, lời ăn tiếng nói cũng cần được trau chuốt và suy nghĩ thấu đáo trước khi chúng ta nói với ai điều gì đó. Ai cũng biết lời nói " xuyên tâm" nhưng mấy ai làm chủ được cảm xúc của mình dẫn đến nói những lời khiến người khác bị tổn thương! Chính vì thế, bất kỳ ai dù làm gì hay ở địa vị nào cũng cần phải học cách nói năng ứng xử sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể! Đừng làm mất lòng vì những chuyện không đáng!

Nếu bạn chỉ biết nói rằng ước mơ của tôi thế này thế kia mà không hành động để biến chúng trở thành hiện thực thì bạn có đang sống cuộc đời của mình hay không? Có quá nhiều người trong chúng ta thường phải hối tiếc vì tuổi trẻ đã không dám sống với ước mơ của mình, không dám quyết định lựa chọn đường đi cho mình mà nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ! Chúng ta ai cũng biết bố mẹ yêu thương mình, muốn con cái sống cuộc đời thuận lợi và hạnh phúc nhưng nếu không gặp những khó khăn trở ngại, tự mình vượt qua những thử thách của cuộc sống và dành lấy những gì mình muốn thì chúng ta đã sống cuộc đời vô vị. Những ý nghĩa đích thực của cuộc sống không được trãi nghiệm, không được hét lên sung sướng khi nhìn thấy những nỗ lực, những cố gắng của bản thân được đền đáp xứng đáng!

Mất đi những " gia vị" cho cuộc sống chỉ khiến cho nó nhạt nhẽo thế nên bạn đừng ngần ngại khi đứng trước những khó khăn thử thách mà cuộc sống đem đến! Nếu không có nó bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy thành công đang chờ đợi bạn phía trước cả! Chưa có thành công nào không nhuốm đủ mồ hôi nước mắt của những kẻ chinh phục! Bạn muốn làm cát bụi giữa đời hay trở thành một cây đại thụ vững chắc, sóng gió nào cũng không gục ngã!

Cuộc đời của bạn là do bạn nắm giữ! Dù đánh mất tất cả cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin của bạn. Dù người khác có nói những ước mơ, hoài bão và mục tiêu của bạn là không tưởng bạn cũng đừng bao giờ từ bỏ nó. Nếu bạn từ bỏ nó cuộc sống với bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Còn niềm tin còn hi vọng, chỉ cần bạn còn hi vọng bạn sẽ lại dám thách thức với những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao. Chỉ khi nào bạn thực sự từ bỏ lúc ấy thất bại mới thực sự đến với bạn.

Đừng bao giờ ngừng thôi hi vọng, một ngọn lửa nhỏ sẽ thắp sáng cho vô vàn những nến khác. Dù tận cùng thất bại cũng đừng bao giờ nói rằng TÔI KHÔNG THỂ. Không có gì là không thể chỉ cần chúng ta có đủ quyết tâm có đủ niềm tin, ý chí và nghị lực thì chúng ta sẽ làm được những gì mình muốn. Đừng bao giờ gói tròn giới hạn của bản thân, khả năng của chúng ta là vô hạn. Thế nên hãy mơ những gì mình muốn mơ, làm những gì mình muốn làm để không bao giờ phải nói hối tiếc.

Chúng ta chỉ sống có một lần và tuổi trẻ cũng chỉ đến với chúng ta một lần duy nhất, hãy sống sao để mỗi khi nhìn lại bạn sẽ tự hào về nó. Dù ước mơ có lớn đến đâu, đẹp đẽ đến nhường nào thì nó cũng phải gắn liền với thực tế. Đừng mơ cao quá khiến bạn không chạm đến nó và không bao giờ được tận hưởng cảm giác phấn khích mỗi khi chúng ta chạm tay vào ước mơ của mình.

Bài mẫu 3: Nghị luận về tuổi trẻ đối với vận mệnh tương lại của đất nước

Đối với cuộc đời của mỗi người, có lẽ tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp, là những năm tháng con người ta sống cuồng nhiệt và cháy bỏng nhất. Với một quốc gia, dân tộc, tuổi trẻ lại chính là niềm tự hào và là sức mạnh, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước. Thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước, nắm giữ trong tay sinh mệnh cũng như sự phát triển của đất nước. Vai trò và trọng trách của tuổi trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng dù ở bất cứ thời đại và hoàn cảnh lịch sử nào.

Tuổi trẻ đại diện cho những công dân, con người đang ở lứa tuổi thanh niên, trẻ trung, những con người đã và đang trưởng thành, là thế hệ măng mọc sắp thay thế được tre già. Tuổi trẻ không phải còn quá non nớt, mà đã có thể tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Căn cứ vào đâu lại nói tuổi trẻ là tương lai của đất nước? Vì họ là những con người có sức khỏe, nhiệt huyết của tuổi trẻ; sự thông minh, sáng tạo, chủ động, học hỏi nhanh; có điều kiện tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, tiến bộ của nhân loại; có bản lĩnh, dám xông pha, không ngại khó, không ngại khổ "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"... Dù ở bất cứ thời đại nào, tuổi trẻ vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thời xưa, lớp người trẻ như anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) đã ra đi tìm đường cứu nước, những anh hùng trẻ như Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Đặng Thùy Trâm, cùng với hàng nghìn người lính trẻ đã sẵn sàng từ bỏ tuổi trẻ, từ bỏ hạnh phúc cá nhân để hy sinh bảo vệ cho Tổ quốc, tạo dựng một tương lai hòa bình và độc lập dân tộc cho chúng ta ngày nay.

Thế hệ trẻ ngày nay vẫn tiếp nối và phát huy tinh thần đó, đất nước đang trong quá trình đổi mới, trên đà hiện đại hóa, hội nhập và phát triển, vai trò của thế hệ tuổi trẻ càng được nâng tầm cao hơn nữa. Trong những thành phần lao động của xã hội, tuổi trẻ là lực lượng đông đảo, hùng hậu và có chất lượng cao. Họ là lớp người được học hành và đào tạo bài bản, tiếp cận những tiến bộ khoa học - công nghệ - kỹ thuật một cách có hệ thống, từ đó áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh tế, tạo nên năng suất và chất lượng lao động cũng như sản xuất đạt hiệu quả cao.

Việc xây dựng và bảo vệ đất nước là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân và có thể nói tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt tham gia vào công cuộc bảo vệ và giữ gìn nền độc lập hòa bình, yên ổn của đất nước. Tuổi trẻ là lớp người đã và đang tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, rèn luyện ý chí và sức mạnh để có thể chiến đấu chống lại mọi thế lực thù địch bất cứ hoàn cảnh và thời điểm nào. Từ biên giới cho đến hải đảo xa xôi, tuổi trẻ vẫn đang hiên ngang canh giữ từng tấc đất, vùng trời của dân tộc, luôn sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Đối mặt với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của thời đại, tuổi trẻ là đối tượng phù hợp với tính chất năng động, dễ dàng thích ứng và bắt kịp mọi xu hướng của thời đại, từ đó dẫn dắt đất nước đi theo những định hướng tiến bộ, biểu hiện qua các cuộc thi Olympic quốc tế, khoa học kĩ thuật,... đạt giải cao. Có đi theo kịp được thời đại đất nước mới không bị lạc hậu, cập nhật những tiến bộ mới đưa đất nước lên một tầm cao mới, hướng tới một tương lai tươi sáng.

Với những trọng trách to lớn, tuổi trẻ hôm nay phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với tương lai đất nước. Phải ra sức không ngừng học tập và rèn luyện, tích lũy giá trị của bản thân, đóng góp cho xã hội. Chủ động học tập và làm việc không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác. Đồng thời phải biết lựa chọn và tiếp thu những giá trị tốt đẹp, tránh việc học tập và truyền bá những tư tưởng sai lệch,

Tóm lại, tương lai của đất nước có thể phát triển, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không sẽ do tuổi trẻ quyết định. Mỗi người trẻ chúng ta đang là học sinh trên ghế nhà trường, phải hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của mình để đóng góp cho xã hội, đưa đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh và mở ra một tương lai tươi sáng.

Bài mẫu 4: Nghị luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai 

Có thể nói, vấn đề chọn nghề là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mà giới trẻ ngày nay rất chú trọng. Các bạn trẻ đều mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với bản thân và có cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội không dễ để các bạn trẻ lựa chọn, khó tránh khỏi những hoang mang, lo lắng, băn khoăn.

Có thể hiểu “nghề” là loại công việc mà người theo nghề đó phải cố gắng làm tốt công việc của mình cho phù hợp với khả năng, trình độ và yêu cầu của công việc. Nghề nghiệp gồm hai phần, phần nghề và phần nghề. Nghề giáo là một nghề ổn định, mang lại giá trị thu nhập phục vụ nhu cầu sống của người dân lao động. Nghề đôi khi không chỉ để kiếm sống mà còn để thực hiện ước mơ của bản thân, khẳng định giá trị của bản thân, có rất nhiều ngành nghề, mỗi người có chuyên môn khác nhau. Nghiệp là đam mê, gắn bó và đôi khi là “cái giá phải trả” của nghề, người ta thường có câu “nghề nào thì nghề đó”, nghề nào sẽ đi với nghề đó, có nghiệp thì chưa chắc đã có. Nếu bạn hành nghề mà không có bản lĩnh nghề nghiệp sẽ không tồn tại lâu dài. Chọn nghề hay định hướng nghề nghiệp là việc hoạch định khả năng, trình độ của bản thân so với đặc điểm, yêu cầu và đòi hỏi của nghề để từ đó chọn cho mình một nghề thích hợp.

Lựa chọn nghề nghiệp hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa bước ra ngoài xã hội, tự lập đối mặt với cuộc sống, tự mình xây dựng tương lai cho mình, nghề nghiệp là mục tiêu đầu tiên cần hướng tới. Việc chọn nghề có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và định hướng tương lai của các bạn trẻ, vì nghề mà chúng ta đã chọn có thể đòi hỏi chúng ta phải gắn bó với nhau cả đời, mọi vấn đề trong cuộc sống và cả sinh hoạt vật chất. và tâm lý của chúng ta có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi nghề nghiệp. Chọn đúng nghề cho bản thân sẽ là cơ hội để chúng ta phát triển, tiếp thêm đam mê và tâm huyết với nghề, ngược lại, nếu chọn phải nghề quá năng lực hoặc sai cách sẽ dễ dẫn đến chán nản, bỏ nghề. trở thành gánh nặng, không còn hứng thú làm việc và có thể bỏ việc. Vì vậy, những bạn trẻ đang chập chững những bước đầu tiên vào đời phải hết sức sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề chọn nghề cho mình. Những bước đi đầu tiên sẽ quyết định con đường phía trước của chúng ta, chọn đúng con đường sẽ mở ra tương lai tươi sáng, chọn sai con đường sẽ lãng phí thời gian, đánh mất cơ hội và đánh mất tương lai.

Ngày nay, các bạn trẻ gặp rất nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Về mặt thuận lợi, đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển của xã hội kéo theo sự đa dạng hóa ngành, nghề, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội lựa chọn cho các bạn trẻ. Việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp đối với giới trẻ ngày nay rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện vì có rất nhiều kênh thông tin đa dạng và cập nhật như internet, truyền thông, báo chí, hội thảo … Ngày nay, việc không còn là vấn đề gượng ép hay hạn chế người lao động vào một ngành nghề nhất định mà thanh niên có thể tự do, chủ động lựa chọn nghề, lập nghiệp cho mình.

Các bạn trẻ có thể tự nhận thức về năng lực, trình độ của bản thân và nhu cầu của xã hội để vạch ra cho mình những nghề nghiệp mới. Tuy nhiên, song song tồn tại những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, bởi khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cũng đi lên, đòi hỏi nguồn nhân lực làm nghề phải có chất lượng, phải có phẩm chất cao. Tuy nhiên, ở nước ta, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao này vẫn chưa thực sự được đáp ứng. Bên cạnh đó, tư duy, quan niệm của giới trẻ hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, chọn nghề theo số đông, hướng đến danh tiếng, thu nhập của nghề mà không coi trọng năng lực bản thân dẫn đến nhiều hạn chế. chọn sai nghề. Quan điểm cho rằng học đại học, cao đẳng là con đường dẫn đến tương lai là không khách quan, vì còn nhiều con đường khác để lập nghiệp. Và để có thể lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, mỗi bạn trẻ cần nhận thức rõ thực lực và nguyện vọng của bản thân, cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn trước rồi mới tìm ra hướng đi. đi học khác ngoài đại học để mở ra cánh cửa tương lai của chính bạn.

Là những người trẻ đang phải chọn nghề ngày nay, mỗi chúng ta học sinh phải sớm có cho mình một kế hoạch cho riêng mình. Trước hết phải cố gắng học tập, hoàn thiện bản thân theo yêu cầu chung của xã hội, sau đó tập trung năng lực, năng lực xuất sắc của bản thân để chọn nghề cho mình. phù hợp và đúng nghề.

Bài mẫu 5: Nghị luận về áp lực đồng trang lứa của người trẻ hiện nay 

Sự phát triển của xã hội luôn tồn tại cùng rất nhiều định kiến và chuẩn mực được đặt ra. Trên hành trình tìm kiếm bản thân, bạn có từng hoài nghi về chính mình, có từng cảm thấy tự ti hoặc đem thành công của người khác làm thước đo cho con đường của riêng mình? Đứng trước sự thành công của những người bạn cùng trang lứa, ít nhất một lần trong đời mỗi chúng ta đều sẽ trải qua cảm giác lạc lối. Khi “gió mưa” cứ thế xô nghiêng vào đầu, bạn có từng phủ nhận những nỗ lực của bản thân?

“Peer Pressure” – “Áp lực đồng trang lứa” là một khái niệm không mấy xa lạ với đa số chúng ta, nói đơn giản đó chính là cảm giác tự ti khi bản thân không đạt được điều giống với những người xung quanh. Đã có rất nhiều đầu sách, podcast, cũng như là đề tài nghiên cứu trong ngành “Tâm lý học” liên quan đến chủ đề này, với hi vọng mỗi chúng ta có thể nhận diện và vượt qua nó. Tuy nhiên, nói một cách thẳng thắn, “Peer Pressure” sẽ luôn tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Chỉ khi bạn thật sự hiểu rõ và tôn trọng giá trị bản thân, tập trung vào chính hành trình của mình, mới có thể thấy được bạn đã nỗ lực bao nhiêu và đã đi được bao xa trên con đường bạn chọn.

“Múi giờ ở New York nhanh hơn California 3 tiếng. Nhưng điều đó không làm cho cuộc sống ở California chậm đi. Có người tốt nghiệp đại học ở tuổi 22. Nhưng phải đợi đến 5 năm sau mới tìm được công việc tốt.
Có người đã lên chức CEO ở tuổi 25. Nhưng lại sớm qua đời khi mới 50.
Trong khi người khác 50 tuổi mới trở thành CEO. Nhưng lại sống thọ đến 90 tuổi. Có người vẫn còn độc thân. Trong khi người khác đã kết hôn. Obama nghỉ hưu ở tuổi 55. Còn Trump 70 tuổi mới nhậm chức tổng thống.”

Có rất nhiều lý do dẫn đến áp lực đồng trang lứa được đưa ra để phân tích, tuy nhiên, nếu hiểu một cách ngắn gọn dù có là những lý do tác động từ bên ngoài hay từ chính bên trong, áp lực đồng trang lứa xuất hiện khi một chiếc thước đo sai lệch được dùng để làm chuẩn mực so sánh và phán xét một người. Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.”, tương tự khi bạn dùng thành công của người khác để định vị chính mình, đó cũng là lúc bạn mất đi phương hướng trên con đường đã chọn.

Nói riêng về thế hệ trẻ ngày nay, có lẽ sẽ là độ tuổi dễ gặp phảiáp lực đồng trang lứa nhất, khi vừa loay hoay trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”, lại vừa vội vàng muốn nhanh chóng khẳng định bản thân. Sau cánh cổng lớn trường học chính là trường đời, lưng chừng bước sang độ tuổi phải vừa bắt đầu đối diện với những áp lực về tự lập kinh tế, lại vừa phải nỗ lực không ngừng để tiếp tục phát triển bản thân, đó sẽ là một hành trình không dễ dàng. Sẽ chẳng một ai hoàn toàn vững vàng trên con đường đó mà không một chút chênh vênh. “Trưởng thành” là hành trình mà một “đứa trẻ” chưa kịp lớn đã bị “ném” vào đời, không ngừng kiếm tìm sự công nhận, để rồi mỗi một lần cố gắng lại là một lần vấp ngã, cho đến khi nhận ra sự công nhận lớn nhất mà bạn luôn tìm kiếm lại đến từ chính bạn. Chuẩn mực xã hội cho mỗi người một con đường “nên đi”, từ kỳ vọng của gia đình, kỳ vọng của bản thân, đến cả thành công của những người bạn cùng trang lứa, đôi khi có thể khiến bạn bị cuốn vào guồng quay không ngừng của cuộc sống mà quên đi đáp án cho những câu hỏi “Mình là ai?”, “Mình muốn làm gì?”, “Điều mình luôn khát khao là gì?”. Trả lời được những câu hỏi đó, cũng chính là lúc bạn tìm được “ngọn hải đăng” chỉ dẫn cho bạn biết phương hướng quay về con đường thuộc về mình. Đừng quên rằng trước khi muốn khẳng định giá trị bản thân, bạn cần phải hiểu rõ và chấp nhận chính mình.

Xuất phát điểm, kiến thức, trải nghiệm sống của mỗi người luôn khác nhau, điều bạn thấy là thành công của một người nhưng bạn có chắc mình hiểu được những khó khăn mà người đó đã trải qua? Bạn có tự tin mình đã sẵn sàng và đủ can đảm để đối mặt với những khó khăn trên hành trình của họ? Và ngược lại, không thể chắc chắn được rằng nếu đặt họ vào cuộc đời của bạn họ sẽ làm tốt hơn bạn bây giờ. Thật chẳng phải là người ta thường hay ước ao điều mà mình không có, nhưng lại quên mất mình cũng đang có rất nhiều điều.

Ở một góc nhìn khác, áp lực đồng trang lứa lại không hẳn là một điều tồi tệ, áp lực hoàn toàn có thể trở thành động lực trên hành trình hoàn thiện bản thân, giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Áp lực nên là một đòn bẩy khuếch đại động lực, không phải yếu tố ganh đua thiệt hơn. Thử tưởng tượng mỗi chúng ta là một con dao và áp lực là một công cụ khiến chúng ta trở nên “sắc nhọn” hơn thông qua việc gọt dũa những kiến thức, kỹ năng và rèn luyện sự bền bỉ, từ đó hoàn thiện bản thân để đạt được mục tiêu của mình, như vậy chẳng phải chính là “Gần đèn thì rạng” hay sao?

Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời và lựa chọn sống như thế nào là ở bạn, thay vì cứ mãi lo âu hãy nỗ lực để sống thật tốt cuộc đời của chính mình. Nếu có đôi lần cảm thấy lo lắng, hãy nhớ rằng chỉ cần bạn không ngừng tiến về phía trước trong chính hành trình của mình, dù đi nhanh hay chậm, thì không có gì phải sợ hãi cả.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ,...) ngữ văn 12 kết nối, ngữ văn 12 kết nối Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ,...).

Bình luận

Giải bài tập những môn khác