Phân tích, đánh giá việc khai thác chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong một tác phẩm văn học hiện đại.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Phân tích, đánh giá việc khai thác chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong một tác phẩm văn học hiện đại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Chủ đề dân gian trong bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) 

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Da sinh năm 1949, quê ở tỉnh Quảng Bình. Từ đầu những năm 70, thơ Lâm Thị Mỹ Da xuất hiện trên thị đàn Việt Nam với những biên độ cảm xúc mở rộng hơn, với nhiều tứ thơ mạnh mẽ, mang âm hưởng cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc. Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ người yêu thơ thấy được sự nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, một trái tim giàu yêu thương. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. 

 

“Chuyện cổ nước mình” là những câu chuyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.  Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng: 

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau: 

“Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” .

Trong bài thơ, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung lại những câu chuyện cổ giàu ý nghĩa nhân văn của dân tộc. Các câu chuyện “Ở hiền thì lại gặp hiền”: Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thân để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung. Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết: “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được phật tiên độ trì”. “Tấm Cám” (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà). “Đẽo cày giữa đường” (Đão cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì). “Sự tích trầu cau” (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người). 

Qua những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ, người đọc đã liên tưởng đến những câu chuyện cổ mà nhà thơ đã nhắc đến trong tứ thơ của mình. Những câu chuyện cổ giàu giá trị nhân văn ấy đã in hằn sâu đậm trong suy nghĩ, trong trái tim của nhà thơ, bộ vậy mà ngay câu thơ đầu tiên, Lâm Thị Mỹ Dạ đã bộc lộ tình cảm trực tiếp “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Tác giả yêu những câu chuyện cổ của nước Việt, bởi truyện nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời những câu chuyện cổ đã bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống như: lòng nhân hậu – lòng vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức, như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ viết: “Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. 

Những câu chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

“Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thâm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”.

Chuyện cổ là nhân chứng, sự lưu giữ những lời căn dặn, những suy nghĩ của ông cha. Là cái còn lại, còn mãi dẫu ông cha có đi xa, dẫu đời ông cha với đời tôi/ Như con sống với chân trời đã xa, (Chân trời đã xa: khó để nắm bắt được nữa, con sông: dòng chảy, sự tiếp nối). 

Tình yêu chuyện cổ không những là tình yêu sự nhân văn, bao dung, nhân hậu, mà còn là yêu quê hương, tổ tiên, đất nước, yêu những giá trị tinh thần truyền thông “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”.Chuyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ, là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa. Đọc những câu chuyện cổ, nhà thơ như được gặp lại cha ông của mình, những con người đã làm nên lịch sử, vóc dáng của dân tộc. 

Chuyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm, siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, … để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua những câu chuyện cổ: “Thị thơm thị giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. 

Những câu chuyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ ấm áp tình người, tình quê hương, đất nước ấy, ông cha day con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, biệt trong nghĩa tình, sống ân nghĩa thủy chung: 

“Tôi nghe chuyện cô thâm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”.

Những câu chuyện cổ dân gian là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa truyền lại cho con cháu đời sau, cần gìn giữ, trân trọng những bài học được gửi gắm qua mỗi câu chuyện. Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: câu chuyện không bao giờ cũ, là viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Những bài học từ những câu chuyện cổ vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bộ của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát – thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. 

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.

Bài mẫu 2: Truyện ngắn sự tích Những ngày đẹp trời (Hòa Vang) được cải biên từ Sơn Tinh, Thủy Tinh 

Trong “sự tích Những ngày đẹp trời" của nhà văn Hòa Vang, người đọc không khỏi bị cuốn hút bởi những nét sáng tạo độc đáo của tác giả, đặc biệt là trong việc xây dựng các nhân vật chính. Đó là những thay đổi đáng chú ý so với "nguyên mẫu" - truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.

Về hình tượng nhân vật, đầu tiên là Thủy Tinh - vị thần hùng mạnh nhưng vốn là một kẻ độc ác, bạo tàn. Trong tác phẩm của Hòa Văng, Thủy Tinh đã được chuyển hóa thành một nhân vật đầy tình người. Tác giả đặc biệt tập trung vào việc khám phá nội tâm của chàng, để lộ ra một Thủy Tinh say đắm trong tình yêu dành cho Mỵ Nương. Thay vì chỉ là một kẻ thù tức giận và bất lực trước thất bại, Thủy Tinh giờ đây còn mang trong mình nỗi đau buồn, tuyệt vọng sâu sắc. Sự tái tạo này của Hòa Văng không chỉ giúp Thủy Tinh trở nên nhân đạo và đáng thương hơn, mà còn tạo nên một nhân vật đa chiều, phức tạp hơn rất nhiều so với truyền thuyết cổ.

Bên cạnh Thủy Tinh, nhân vật Mỵ Nương cũng được Hòa Văng xây dựng với những nét mới lạ. Thay vì chỉ là một công chúa thụ động tuân theo lệnh vua cha, Mỵ Nương giờ đây đã trở thành một phụ nữ với tâm hồn sâu sắc. Nàng không chỉ yêu quý Sơn Tinh vì những phẩm chất tốt đẹp của anh, mà còn thấu hiểu và thương cảm cho cả Thủy Tinh. Đặc biệt, trong hoàn cảnh bị chia cắt giữa hai người đàn ông, Mỵ Nương đã tự mình tìm đến Thủy Tinh để khuyên chàng hãy từ bỏ hận thù. Hành động này không chỉ thể hiện mong muốn hòa bình, hòa hợp của Mỵ Nương, mà còn khẳng định bà là một phụ nữ can đảm, độc lập và biết suy nghĩ vì cộng đồng.

Ngoài hai nhân vật chính trên, Sơn Tinh cũng được Hòa Văng miêu tả chi tiết và sống động hơn bao giờ hết. Anh không chỉ là một anh hùng mạnh mẽ, tài năng trong việc bảo vệ bờ cõi, mà còn là một người chồng yêu thương, quan tâm đến vợ. Qua đó, Hòa Vang đã góp phần làm cho hình ảnh của Sơn Tinh trở nên trọn vẹn, không chỉ là một con người tài giỏi mà còn là một nhân cách đáng kính.

Ngoài việc xây dựng các nhân vật chính, tác phẩm của Hòa Vang còn thể hiện sự sáng tạo ở một số khía cạnh khác. Không chỉ ca ngợi sức mạnh và trí tuệ con người, tác phẩm còn tôn vinh tình yêu, sự thấu hiểu và tinh thần hòa hợp. Điều này thể hiện rõ trong hình ảnh Mỵ Nương và những hành động của nàng. Về mặt nghệ thuật, Hòa Văng cũng gây ấn tượng với ngôn từ lãng mạn, trữ tình, miêu tả thiên nhiên sống động, gợi cảm, đồng thời khéo léo kết hợp các chi tiết hiện thực vào tác phẩm.

Những phát hiện về sự sáng tạo của nhà văn Hòa Vang trong tác phẩm "Sự tích những ngày đẹp trời" không chỉ giúp độc giả hiểu sâu hơn về tác phẩm, mà còn thấy được những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn truyền tải. Đó chính là những điều làm nên sức hấp dẫn vượt thời gian của tác phẩm này.

Bài mẫu 3: Ca dao được nhắc đến trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Nhắc đến Hàn Mặc Tử không thể không nhắc đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ- một trong những tuyệt phẩm bất hủ của ông. Bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái ông từng thầm yêu. “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong thời gian ông đang điều trị bệnh ở Quy Hòa nên mỗi tứ thơ trong câu từ của tác phẩm đều mang một nỗi niềm khát khao được giao cảm của nhà thơ. Đồng thời bài thơ cũng mang theo những giá trị của văn học dân gian tổ điểm thêm cho bức tranh tư tưởng của Hà Mặc Tử

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Câu hỏi tu từ được sử dụng mở đầu bài thơ thể hiện sự trông ngóng, nỗi mong chờ của người con gái đang thôn Vĩ. Câu hỏi vừa như lời trách móc kèm chút hờn dỗi, lại vừa như lời mời gọi, mong đợi. Lời thơ nhẹ nhàng như tiếng lòng của người xứ Huế, vừa da diết lại quá đỗi dịu dàng.

Sau câu hỏi từ từ là bức tranh tươi đẹp của thôn Vĩ hiện lên đầy sống động, tươi mắt, tinh khôi:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Phải chăng vì lời mời gọi thiết tha ấy, mà dù đôi chân không thể bước về Huế, Hàn Mặc Tử vẫn quyết trở về trong tâm thức để ngắm nhìn và tận hưởng vẻ đẹp của chốn cũ, người thương. Hình ảnh đầu tiên ta là “nắng hàng cau”- một màu nắng thật đặc biệt trong thơ ca. Đó là cái nắng đầy mới mẻ, trong trẻo của buổi sớm bình minh xứ Huế- “nắng mới lên”, những hàng cau vừa thức giấc sương còn đọng trên lá long lanh dưới nắng ban mai. Từ xa ngắm nhìn nắng hàng cau, khi tới gần, được cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của cảnh vật. Màu xanh ngọc bích vừa tươi tắn vừa sang trọng được gợi lên từ vẻ đẹp khu vườn. .

Ngoài ra trong văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,… để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quen thuộc như : hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,…
Trong ca dao :

“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
“Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền
Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh
Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai
Nghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”.
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”.

→ “Thuyền – bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên   những tác phẩm mang đậm tính truyền thống như trong thơ Hàm Mặc Tử.

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Gió và mây gợi sự trôi nổi, lang thang, biện pháp đối “gió theo lối gió, mây đường mây” càng nhấn mạnh sự chia lìa đôi ngả. Phải chăng, đó là hình ảnh ẩn dụ cho sự xa cách của nhà thơ với người mình thầm thương mến, dù yêu nhưng không thể cùng là bạn đồng hành trong quãng đời ngắn ngủi còn lại của kiếp người.  Chữ "kịp" được đặt trong câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” cho thấy được nỗi hoài vọng của tác giả về một hạnh phúc, về một người có thể cùng thi nhân giao cảm. Trong câu thơ, ta thấy được sự bất lực trước thời gian của tác giả. Dường như, nhà thơ đã đem nỗi mặc cảm về căn bệnh quái ác của bản thân vào trong cả tứ thơ của mình.

Bằng ngòi bút đầy tài năng và nội tâm phong phú của mình, Hàn Mặc Tử đã mang đến cho độc giả những vần thơ đẹp đẽ. Kết hợp cùng yếu tố văn học dân gian càng làm cho câu thơ của Hàm Mặc Tử dù rất giản dị những vẫn sâu sắc và dạt dào tình cảm.Trong chữ có tình, trong tình có chữ, những cảm quan đầy tinh tế gợi cho người đọc bao dư vị về tình đời qua bài thơ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Phân tích, đánh giá việc khai thác chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong một tác phẩm văn học hiện đại ngữ văn 12 kết nối, ngữ văn 12 kết nối Phân tích, đánh giá việc khai thác chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong một tác phẩm văn học hiện đại.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác