Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh Diều Bài 20 Sự nhiễm điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 20 Sự nhiễm điện - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật nhẹ như cọng rơm, vở trấu."

  • A. có khả năng đẩy
  • B. có khả năng hút
  • C. vừa đẩy vừa hút
  • D. không đẩy và không hút

Câu 2: Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là?

  • A. Vật nhiễm điện.
  • B. Vật mang điện tích.
  • C. Vật không nhiễm điện.
  • D. Đáp án A và B đúng. 

Câu 3: Các vật cùng dấu thì?

  • A. Đẩy nhau.
  • B. Hút nhau.
  • C. Vừa đẩy vừa hút nhau.
  • D. Không đẩy và không hút. 

Câu 4: Đâu là phát biểu đúng về hiện tượng phóng điện?

  • A. Khi đưa hai vật nhiễm điện trái dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
  • B. Khi đưa hai vật nhiễm điện cùng dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
  • C. Khi đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
  • D. Khi đưa nhiều vật nhiễm điện lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).

Câu 5: Hai vật trái dấu thì?

  • A. Đẩy nhau.
  • B. Hút nhau.
  • C. Vừa đẩy vừa hút nhau.
  • D. Không đẩy và không hút. 

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

  • A. Thanh sắt
  • B. Thanh thép
  • C. Thanh nhựa
  • D. Thanh gỗ

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

  • A. Làm đứt
  • B. Làm sáng
  • C. Làm tắt
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:

  • A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao.
  • B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí.
  • C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện.
  • D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 9: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

  • A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
  • B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
  • C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
  • D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Câu 10: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:

  • A. miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm
  • B. thanh nhựa nhiễm điện dương
  • C. miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương
  • D. miếng vải nhiễm điện âm

Câu 11: Các vật nhiễm điện sẽ hút nhau khi:

  • A. nhiễm điện cùng dấu
  • B. nhiễm điện trái dấu
  • C. nhiễm điện âm
  • D. nhiễm điện dương

Câu 12: Đâu là vị dụ của hiện tượng nhiễm điện trong thực tế?

  • A. Cho một cái thước lại gần 1 cái bút.
  • B. Vào mùa đông, khi ta cởi áo len có thể nghe thấy tiếng kêu lách tách.
  • C. Cánh quạt không dính bụi do cánh quạt quay.
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể:

  • A. hình thành làm cho các vật này nhiễm điện.
  • B. di chuyển quanh vật làm cho các vật này nhiễm điện.
  • C. di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện.
  • D. làm cho các vật này nhiễm điện.

Câu 14: Trong sự phóng điện giữa hai vật nhiễm điện trái dấu, dòng điện được tạo ra khi?

  • A. Các electron di chuyển quanh vật làm cho các vật này nhiễm điện rồi tạo thành dòng điện.
  • B. Các electron chuyển động tạo nên dòng điện.
  • C. Các electron chuyển động quanh vật tạo nên dòng điện.
  • D. Các electron chuyển động có hướng tạo nên dòng điện.

Câu 15: Đâu là vật cách điện?

  • A. Vỏ bọc dây điện.
  • B. Giấy bóng kính.
  • C. Vật làm bằng cao su.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Đâu là chất liệu dẫn điện?

  • A. Lụa
  • B. Xốp
  • C. Thép
  • D. Sợi thuỷ tinh

Câu 17: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

  • A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
  • B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
  • C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
  • D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.

Câu 18: Sau thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì

  • A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện.
  • B. Cánh quạt bị ẩm nên hút bụi.
  • C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại.
  • D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 19: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi

  • A. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông.
  • B. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông.
  • C. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông.
  • D. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông.

Câu 20: Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do

  • A. Lược nhựa bị nhiễm điện.
  • B. Tóc bị nhiễm điện.
  • C. Lược và tóc đều bị nhiễm điện.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác