Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh Diều Bài 26 Sự nở vì nhiệt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 26 Sự nở vì nhiệt - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi đun nóng một hòn bi sắt thì xảy ra hiện tượng nào?

  • A.Khối lượng của hòn bi tăng. 
  • B.Khối lượng của hòn bi giảm.
  • C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
  • D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì:

  • A. thể tích và khối lượng của vật tăng.               
  • B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.
  • C. thể tích tăng và khối lượng không đổi.           
  • D. khối lượng riêng của vật tăng.

Câu 3: Một lọ thủy tinh được đạy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

  • A. Hơ nóng hút.
  • B. Hơ nóng cổ lọ.
  • C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. 
  • D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 4: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

  • A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
  • B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
  • C. Chỉ có chiều cao tăng.
  • D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây đúng?

  • A. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
  • B. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở nhiệt như nhau.
  • C. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh.
  • D. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài cốc xảy ra gần như cùng 1 lúc.

Câu 6: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ phần lưỡi sắt sau đó tra liềm vào và dung nước tưới lên chỗ nối. Hỏi người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn:

  • A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
  • B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt của chất rắn.
  • C. Sự nóng chảy và sự nở vì nhiệt.
  • D. Sự nóng chay, sự nở vì nhiệt.

Câu 7: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

  • A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
  • B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
  • C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
  • D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 8: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

  • A.Vì răng dễ vỡ.
  • B.Vì răng dễ bị ố vằng.
  • C. Vì răng dễ bị sâu.
  • D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 9: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

  • A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
  • B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
  • C. Để tạo thẩm mỹ.
  • D. Cả 3 lý do trên.

Câu 10: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Chiều dài vật rắn.
  • B. Tiết diện vật rắn.
  • C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn.
  • D. Chất liệu vật rắn.

Câu 11: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

  • A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
  • B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
  • C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
  • D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Câu 12: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì

  • A. lốp xe dễ bị nổ do sự nở ra của không khí bên trong lốp xe.
  • B. lốp xe dễ bị xuống hơi.
  • C không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe.
  • D. cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 13: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  • A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Câu 14: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

  • A. Không có gì thay đổi.
  • B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
  • C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
  • D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 15:  Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì

  • A. Băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
  • B. Băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
  • C. Băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
  • D. Băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.

Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

  • A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
  • B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
  • C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
  • D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 17: Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì

  • A. Đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.
  • B. Đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.
  • C. Đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.
  • D. Đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

  • A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
  • B. Cây thước làm bằng nhôm.
  • C. Cây thước làm bằng đồng.
  • D. Các phương án đưa ra đều sai.

Câu 19: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

  • A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
  • B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
  • C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
  • D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 20: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

  • A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
  • D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác