Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh Diều Bài 17 Áp suất chất lỏng và chất khí
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 17 Áp suất chất lỏng và chất khí - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công thức tính áp suất chất lỏng là?
A. p = d.h
- B. p = D.h
- C. p = d.V
- D. p = d.S
Câu 2: Chọn đáp án đúng.
- A. Một khối chất lỏng đựng trong bình chứa, do có trọng lực nên cũng gây ra áp suất lên đáy bình.
- B. Chiều cao của khối chất lỏng trong bình càng lớn thì áp suất tác dụng lên đáy bình cũng càng lớn.
- C. Áp suất chất lỏng tăng theo độ sâu của khối chất lỏng trong bình.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về áp suất của khí quyển.
- A. Khí quyển tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo phương song song với mặt đất.
- B. Khí quyển tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo phương vuông góc với mặt đất.
C. Khí quyển tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương.
- D. Khí quyển không tác dụng áp suất lên các vật trên Trái Đất.
Câu 4: Ta có thể thay đổi áp suất chất khí trong một bình kín bằng cách nào?
- A. Thêm khối lượng không khí trong bình.
- B. Không thể thay đổi áp suất không khí trong bình kín.
C. Thêm hoặc bớt khối lượng không khí trong bình.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
- B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
- C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
- D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 6: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc
- A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
- B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
- C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 7: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
- A. Càng tăng
B. Càng giảm
- C. Không thay đổi
- D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
Câu 8: Tại sao để lấy sữa đặc trong hộp sữa nếu không muốn mở nắp cả hộp ta thường đục hai lỗ trên mặt hộp sữa?
- A. Vì sữa đặc khó chảy khi đổ.
B. Lợi dụng áp suất khí quyển để sữa đặc dễ chảy ra khi đổ.
- C. Để dễ quan sát lượng sữa còn lại trong hộp.
- D. Để lọt không khí vào nhiều sẽ tăng trọng lượng, sữa dễ chảy ra.
Câu 9: Hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
- B. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi.
- C. Uống nước trong cốc bằng ống hút.
- D. Lấy thuốc vào xilanh để tiêm.
Câu 10: Một bình đựng nước như hình dưới đây:
- A. Điểm M.
- B. Điểm N.
C. Điểm Q.
- D. Điểm O.
Câu 11: Trong bốn hình dưới đây, áp suất của nước tác dụng lên đáy bình nào bé nhất?
- A. Bình 1
- B. Bình 2
- C. Bình 3
D. Bình 4
Câu 12: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
- A. 76 N/m2
- B. 760 N/m2
C. 103360 N/m2
- D. 10336000 N/m2
Câu 13: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 321,1 m
- B. 525,7 m
C. 380,8 m
- D. 335,6 m
Câu 14: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
- A. 8000 N/m2
- B. 2000 N/m2
C. 6000 N/m2
- D. 60000 N/m2
Câu 15: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
- A. 1440 Pa
- B. 1280 Pa
C. 12800 Pa
- D. 1600 Pa
Câu 16: Áp suất khí quyển tại chân của một đỉnh núi cao 640m là bao nhiêu N/m2, mmHg? Biết tại đỉnh của nó cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm và trọng lượng riêng của không khí tại đó coi như không đổi là 12,5 N/m3.
A. 750 mmHg
- B. 700 mmHg
- C. 705 mmHg
- D. 760 mmHg
Câu 17: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2.
- A. 196m; 83,5m
- B. 160m; 83,5m
- C. 169m; 85m
- D 85m; 169m
Câu 18: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
- A. 10 cm
B. 20 cm
- C. 30 cm
- D. 40 cm
Câu 19: Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000 N/m3, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?
- A. 136m
- B. 102m
- C. 1020m
D. 10,2m
Câu 20: Tính độ cao của một chiếc máy bay đang bay. Biết cao kế đặt trên máy bay chỉ 7360 N/m2, áp suất của khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg và trọng lượng riêng của không khí lúc đó là 8 N/m3.
- A. 10000m
- B. 11000m
C. 12000m
- D. 13000m
Bình luận