Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn phát biểu sai
- A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
- B. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn, làm chất khí này nóng lên và phát sáng.
- C. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng.
D. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng.
Câu 2: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện.
- B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
- C. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
- D. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Câu 4: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
- D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 5: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
- A. Chạy điện khi châm cứu.
- B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
- D. Đo huyết áp
Câu 6: Cường độ dòng điệu là đại lượng đặc trưng cho?
- A. Khả năng sinh ra dòng điện.
B. Độ mạnh yếu của dòng điện.
- C. Khả năng biến đổi của dòng điện.
- D. Độ lớn nhỏ của dòng điện.
Câu 7: Hiệu điện thế là đại lượng đặc trưng cho?
A. Khả năng sinh ra dòng điện.
- B. Độ mạnh yếu của dòng điện.
- C. Khả năng biến đổi của dòng điện.
- D. Độ lớn nhỏ của dòng điện.
Câu 8: Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo
- A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
- B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
- C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện chạy qua đèn có……………thì đèn…………….
- A. Cường độ càng nhỏ, càng sáng.
- B. Cường độ càng lớn, sáng càng yếu.
C. Cường độ càng lớn, càng sáng.
- D. Cường độ thay đổi, sáng như nhau.
Câu 10: Đơn vị của cường độ dòng điện là?
- A. Vôn (V)
B. Ampe (A)
- C. Milivôn (mV)
- D. Kilovôn (kV)
Câu 11: Một vật có nhiệt năng 30J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 80J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 80J
- B. 110J
C. 50J
- D. 40J
Câu 12: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 13: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 600J
B. 200J
- C. 100J
- D. 500J.
Câu 14: Nhiệt năng của một miếng đồng là 80J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 110J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là:
- A. 80J
- B. 110J
- C. 50J
D. 30J
Câu 15: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Chọn câu trả lời đúng:
- A. Khối lượng của vật.
- B. Nhiệt năng.
- C. Nhiệt độ của vật.
D. Cả nhiệt độ và nhiệt năng của vật.
Câu 16: Đối lưu là
A. hình thức truyền nhiệt chính trong chất khí và chất lỏng.
- B. hình thức truyền nhiệt chính trong chất khí và chất rắn.
- C. hình thức truyền nhiệt chính trong chất rắn.
- D. hình thức dẫn nhiệt chính trong chất khí.
Câu 17: Trong chất lỏng và chất khí:
- A. sự truyền nhiệt bằng dẫn điện nhanh hơn sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
B. sự truyền nhiệt bằng dẫn điện chậm hơn sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
- C. sự truyền nhiệt bằng dẫn điện và sự truyền nhiệt bằng đối lưu là như nhau.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 18: Năng lượng ảnh hưởng như thế nào đến tác dụng lực?
A. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng mạnh.
- B. Năng lượng càng nhỏ thì tác dụng lực càng mạnh.
- C. Năng lượng và lực không có mối liên quan nào đến nhau.
- D. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng yếu.
Câu 19: Chọn câu sai.
- A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
- B. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.
C. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ thuật, ta chỉ cần dẫn nhiệt tốt.
- D. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những nhiện tượng trong tự nhiên.
Câu 20: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
- A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
- C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
- D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Bình luận