Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có ích?

  • A. Bình đun siêu tốc.      
  • B. Quạt điện.
  • C. Máy thu hình (tivi).      
  • D. Máy bơm nước.

Câu 2: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

  • A. Bóng đèn dây tóc.
  • B. Bàn là.
  • C. Bóng đèn LED.
  • D. Bóng đèn của bút thử điện.

Câu 3: Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ

  • A. Cơ năng thành điện năng.     
  • B. Nội năng thành điện năng.
  • C. Hoá năng thành điện năng.     
  • D. Quang năng thành điện năng.

Câu 4: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng phát sáng.
  • C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
  • D. Một tác dụng khác.

Câu 5: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
  • C. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
  • D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………

  • A. Điện thế.
  • B. Hiệu điện thế.
  • C. Cường độ điện thế.
  • D. Cường độ dòng điện.

Câu 7: Chọn câu sai

  • A. 1A = 1000mA
  • B. 1A = 103mA
  • C. 1mA = 103A
  • D. 1mA = 0,001 A

Câu 8: Chọn câu sai

  • A. 1V = 1000mV
  • B. 1kV = 1000mV
  • C. 1mV = 0,001V
  • D. 1000V = 1kV

Câu 9: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  • B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  • C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
  • D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 10: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

  • A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
  • B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A.
  • C. Ampe kế có giới hạn đo 100 m.
  • D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A.

Câu 11: Năng lượng nhiệt là năng lượng gắn với:

  • A. chuyển động của các phân tử tạo nên vật.
  • B. chuyển động của các electron.
  • C. sự đứng yên của các phân tử tạo nên vật.
  • D. chuyển động của các thành phần tạo nên vật.

Câu 12: Chọn đáp án đúng: 

  • A. Các phân tử tạo nên vật đứng yên nên chúng có động năng.
  • B. Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là năng lượng của vật.
  • C. Năng lượng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp. 
  • D. Trong quá trình truyền năng lượng, phần nnagw lượng tăng lên hoặc giảm đi được gọi là năng lượng. 

Câu 13: Đơn vụ của nhiệt lượng là?

  • A. Ampe.
  • B. Ôm.
  • C. Niuton.
  • D. Jun.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  • A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
  • B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  • C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
  • D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 15: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

  • A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
  • B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  • C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
  • D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 16: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 17: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 18: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

  • A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
  • B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
  • C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
  • D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 19: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 20: Chọn câu sai:

  • A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
  • B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
  • C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
  • D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác