Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
- A. Bàn là điện
- B. Máy sấy tóc
C. Đèn LED
- D. Ấm điện đang đun nước
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên.
- B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
- C. Dòng điện có tác dụng phát sáng.
D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng.
Câu 3: Chọn phát biểu sai
- A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
- B. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn, làm chất khí này nóng lên và phát sáng.
- C. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng.
D. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng.
Câu 4: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện.
- B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
- C. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
- D. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 5: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở.
A. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
- B. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
- C. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
- D. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
Câu 7: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
- A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
- C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
- D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Câu 8: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:
- A. 32 A
- B. 0,32 A
- C. 1,6 A
D. 3,2 A
Câu 9: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này có giá trị lớn hơn 1A thì cầu chì sẽ đứt.
- B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
- C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
- D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng: Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?
- A. 2 mA
B. 20 mA
- C. 200 mA
- D. 2 A
Câu 11: Câu nào sau đây đúng:
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- B. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
- C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- D. Nhiệt lượng là phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
Câu 12: Trong các câu sau đây về nhiệt năng, câu nào là không đúng?
- A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng của một vật thu vào.
- D. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Câu 13: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 14: Chọn câu đúng trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó thay đổi không đáng kể.
- C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó giảm đi.
- D. Mài đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 15: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 16: Chọn nhận xét sai:
- A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
- B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Câu 17: Chọn câu sai.
- A. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
- B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
- D. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
Câu 18: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là
- A. đối lưu.
- B. bức xạ nhiệt.
C. truyền nhiệt.
- D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
Câu 19: Các vật dẫn nhiệt tốt có ứng dụng:
- A. may quần áo mùa đông.
- B. cách nhiệt đường ống nước, ống dẫn ga ở điều hòa,..
- C. cách nhiệt ở mái của các ngôi nhà.
D. làm các bộ tản nhiệt cho động cơ.
Câu 20: Ứng dụng tốt của truyền năng lượng hiệu ứng nhà kính là?
A. Làm nhà kính để trồng cây.
- B. Bảo vệ môi trường.
- C. Hiệu ứng nhà kính.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 2
Bình luận