Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh Diều Bài 19 Đòn bẩy

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 19 Đòn bẩy - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  • A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  • B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  • C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  • D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 2: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A. Cái cầu thang gác
  • B. Mái chèo
  • C. Thùng đựng nước
  • D. Quyển sách nằm trên bàn

Câu 3: Đòn bẩy có thể làm thay đổi:

  • A. chiều tác dụng của lực. 
  • B. hướng tác dụng của lực.
  • C. thay đổi lực kéo của vật (tăng lực kéo hoặc đẩy vật)
  • D. tác dụng của lực. 

Câu 4: Đòn bẩy có thể chia thành mấy loại?

  • A. 2 loại dựa trên vị trí của vật và lực tác dụng.
  • B. 3 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa.
  • C. 4 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, lực tác dụng và điểm tựa.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Đâu là tên của một loại đòn bẩy?

  • A. Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
  • B. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
  • C. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cân Robecvan      
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Cần đòn      
  • D. Cân tạ

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cái tua vít      
  • B. Cái kìm
  • C. Cái bập bênh      
  • D. Cái mở nút chai

Câu 8: Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm ở bên cạnh, ta thường sử dụng:

  • A. Mặt phẳng nghiêng.
  • B. Ròng rọc động.
  • C. Ròng rọc cố định.
  • D. Đòn bẩy.

Câu 9: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

  • A. Cầu trượt.
  • B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
  • C. Bánh xe.
  • D.Cây bấm giấy.

Câu 10: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

  • A. Đòn bẩy.
  • B. Mặt phẳng nghiêng.
  • C. Ròng rọc cố định.
  • D. Ròng rọc động.

Câu 11: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực:

  • A. hướng lên trên.
  • B. cùng hướng với chiều nâng vật.
  • C. ngược hướng với chiều nâng vật.
  • D. hướng xuống dưới.

Câu 12: Lan phát biểu rằng: "Đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật. Trong thực tiễn, vị trí tác dụng và vị trí điểm tựa có thể thay đổi để phù hợp với khả năng tác dụng lực." theo em, lan phát biểu như vậy đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai. 

Câu 13: Quy tắc đòn bẩy được phát minh ra bởi ai?

  • A. Archimedes.
  • B. Isaac Newton.
  • C. Albert Einstein.
  • D. Marie Curie.

Câu 14: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:

  • A. Gần vị trí tác dụng lực.
  • B. Vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật. 
  • C. Gần vị trí đặt vật.
  • D. Bất kì.

Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A. nhỏ hơn, lớn hơn
  • B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C. lớn hơn, lớn hơn
  • D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 16: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

  • A. Xà beng
  • B. Xe đẩy hàng
  • C. Cánh tay người
  • D. Cái kéo

Câu 17: Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của:

  • A. Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
  • B. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
  • C. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 18:  Xe đẩy hàng là ứng dụng của: 

  • A. Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
  • B. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
  • C. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 

Câu 19: Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

  • A. Khối lượng.
  • B. Trọng lực.
  • C. Lực.
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng. 

Câu 20: Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ..."

  • A. cánh tay đòn.
  • B. trọng tâm.
  • C. trục quay.
  • D. hướng.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác