Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Khối lượng riêng của một chất là thể tích của một đơn vị khối lượng chất đó.
  • B. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. 
  • C. Khối lượng riêng của một chất bằng trọng lượng riêng của chất đó. 
  • D. Khối lượng riêng của một chất được kí hiệu là V. 

Câu 2: Đâu là đơn vị đo của khối lượng riêng?

  • A. m3
  • B. N/m3
  • C. kg/m3
  • D. kg/m

Câu 3: Đo khối lượng riêng của chất lỏng cần dùng dụng cụ nào?

  • A. Bình chia độ.
  • B. Cân.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Bình chia độ và cân.

Câu 4: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa D và d là?

  • A. D = 10d
  • B. D = 20d
  • C. d = 10D
  • D. d = 20D 

Câu 5: Khối lượng riêng của nước là?

  • A. 800 kg/m3
  • B. 1000 kg/m3
  • C. 1200 kg/m3
  • D. 1400 kg/m3

Câu 6: Khối lượng riêng của không khí khô là?

  • A. 1,29 kg/m3
  • B. 1,3 kg/m3
  • C. 1,5 kg/m3
  • D. 1,31 kg/m3

Câu 7: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Khối lượng riêng của cát là?

  • A. 1000 kg/m3
  • B. 1200 kg/m3
  • C. 1500 kg/m3
  • D. 1800 kg/m3

Câu 8: Biết rằnd bất kì một vật nào nhúng trong chất lỏng hay chất khí đều chịu áp suất của chất lỏng hay chất khí tác dụng lên nó từ mọi phía. Nhưng lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật đó bao giờ cũng hướng từ dưới lên. Tại sao lại như vậy?

  • A. Do trọng lượng của lớp nước phía dưới lớn hơn trọng lượng của lớp nước phía trên. 
  • B. Do trọng lượng của lớp nước phía dưới nhỏ hơn trọng lượng của lớp nước phía trên. 
  • C. Do áp lực của nước tác dụng lên mặt dưới của vật nhỏ hơn áp lực của nước lên mặt trên của vật. 
  • D. Do áp lực của nước tác dụng lên mặt dưới của vật lớn hơn áp lực của nước lên mặt trên của vật. 

Câu 9: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A. 6,5 lần.
  • B. 8,2 lần.
  • C. 10,5 lần.
  • D. 11,3 lần.

Câu 10: Một quả cầu bằng nhôm có phần bên trong rỗng. Quả cầu có phần bên ngoài kín để nước không vào được bên trong. Thể tích của quả cầu là 600cm3, khối lượng của quả cầu là 0,5kg. Quả cầu này được thả vào trong bể nước. Hỏi quả cầu có chìm hoàn toàn trong nước không? Lực đẩy Asimet tác dụng lên quả cầu bằng bao nhiêu?

  • A. Quả cầu chìm hoàn toàn trong nước; FA= 0,6N.
  • B. Quả cầu chìm hoàn toàn trong nước; FA= 6N.
  • C. Quả cầu không chìm hoàn toàn trong nước; FA= 0,6N.
  • D. Quả cầu không chìm hoàn toàn trong nước; FA= 6N.

Câu 11: Đâu là kí hiệu của lực đẩy Acsimet?

  • A. F
  • B. P
  • C. FA
  • D. Fms

Câu 12: Đơn vị của lực đẩy Acsimet là?

  • A. N/m2
  • B. N
  • C. N/m3
  • D. kg

Câu 13: Hoà tan 50g muối vào 0,05dm3 nước. Khối lượng riêng của nước muối là?

  • A. 1000kg/m3
  • B. 1100kg/m3
  • C. 1200kg/m3
  • D. 1300kg/m3

Câu 14: Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Khối lượng riêng của chất lỏng đó là bao nhiêu?

  • A. 790kg/m3
  • B. 770kg/m3
  • C. 750kg/m3
  • D. 730kg/m3

Câu 15: Áp lực là gì?

  • A. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • C. Áp lực là lực ép tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép. 
  • D. Áp lực là lực ép tác dụng lên diện tích mặt bị ép. 

Câu 16: Áp suất được tính như thế nào?

  • A. Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép. 
  • B. Áp suất được tính bằng trọng lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép. 
  • C. Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt phẳng. 
  • D. Áp suất được tính bằng lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.

Câu 17: Muốn tăng áp suất thì ta phải làm như thế nào?

  • A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
  • B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
  • C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
  • D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 18: Muốn giảm áp suất thì ta phải làm như thế nào?

  • A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
  • B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
  • C. Tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
  • D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 19: Khoanh vào phát biểu sai. 

  • A. Đơn vị của áp lực là N.
  • B. Đơn vị của áp suất là Pa.
  • C. Đơn vị của áp lực là Pa.
  • D. Để đo áp suất, người ta dùng áp kế. 

Câu 20: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

  • A. Người đứng cả hai chân.
  • B. Người đứng bằng một chân.
  • C. Người đứng bằng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ
  • D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác