Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 20: Sự nhiễm điện

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 20: Sự nhiễm điện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

  • Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa (hình 20.2) ta thấy miếng vải và đầu thanh nhựa hút nhau.
  • Đưa thanh nhựa thứ hai lại gần một đầu thanh nhựa thứ nhất (hình 20.3), ta thấy hai đầu thanh nhựa đẩy nhau.
  • Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
  • Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
  • Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau. 
  • Khi đưa hai vật trái dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có các tia lửa. Hiện tượng này được gọi là sự phóng điện.

2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

  • Ví dụ:

2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

  • Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện.
  • Một nguyên tử khi bị mất bớt electron sẽ mang điện dương. Ngược lại, nguyên tử khi nhận thêm electron sẽ mang điện âm.

3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

Hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len

Vào mùa đông, khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc, đôi khi nghe thấy tiếng lách tách, nếu vào ban đêm có thể thấy các tia lửa điện nhỏ.

Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay

Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra, đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.

  • Khi cởi áo len, chiếc áo len cọ xát với lớp áo khác làm nó bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, gây ra hiện tượng phóng điện làm ta có thể thấy tia lửa điện nhỏ kèm theo tiếng nổ lách tách phát ra ở khu vực tiếp xúc.
  • Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len thì quả bóng bay và áo len bị nhiễm diện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, làm nhiễm điện trái dấu. Do vậy chúng có thể hút nhau.
  • Sử dụng quạt điện một thời gian thì thấy cánh quạt điện, đặc biệt là mép cánh quạt bị bám bụi nhiều là do khi cánh quạt quay ma sát với không khí làm cánh quạt bị nhiễm điện và có khả năng hút bụi bẩn trong không khí.

II. DÒNG ĐIỆN

  • Trong sự phóng điện giữa hai vật nhiễm điện trái dấu, các hạt mang điện chuyển động có hướng tạo nên dòng điện.
  • Dòng điện là dòng các hạt mang điện dịch chuyển có hướng.
  • Các thiết bị điện hoạt động được khi có dòng điện chạy qua: quạt điện, bếp điện, đèn điện,…

III. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN

  • Các vật cho dòng điện đi qua được gọi là vật dẫn điện. Các vật bằng kim loại, gỗ tươi,…là các vật dẫn điện. Cơ thể người cũng là vật dẫn điện.
  • Các vật không cho dòng điện đi qua được gọi là vật không dẫn điện (vật cách điện). Giấy bóng kính, thanh nhựa,…là các vật cách điện.
  • Ví dụ về vật cách điện như: nhựa, thủy tinh, gỗ khô, nước cất,…
  • Ví dụ về vật dẫn điện như: đồng, bạc, không khí ẩm, nước thường,…
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 20 Sự nhiễm điện, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 20: Sự nhiễm điện, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Sự nhiễm điện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác