Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều bài 9 Sự truyền âm (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 9 Sự truyền âm - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hộp đàn trong các đàn ghi ta, viôlông, … có tác dụng là
- A. để tạo ra kiểu dáng cho đàn.
B. để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
- C. để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
- D. để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Câu 2: Các dụng cụ nào phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động?
- A. Sáo.
- B. Kèn hơi.
- C. Khèn.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Những điều nào sau đây là sai khi nói về nguồn gốc âm thanh?
- A. Âm thanh được phát ra từ các vật dao động.
- B. Khi vật dao động, sẽ phát ra âm thanh.
C. Âm thanh có thể phát ra từ các vật không dao động.
- D. Nguồn âm là nguồn có thể phát ra âm thanh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về sóng âm?
- A. Sóng âm mang năng lượng
- B. Sóng âm được tạo ra bởi các dao động
C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí
- D. Sóng âm không truyền được trong chân không
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng:
- A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
- B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp
C. Âm không thể truyền trong chân không
- D. Âm không thể truyền qua nước
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau:
- A. Môi trường truyền âm có thể là rắn lỏng hoặc khí
- B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ
- D. Đơn vị cường độ âm là W/m2
Câu 7: Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào?
A. Cánh quạt.
- B. Lớp không khí xung quanh cánh quạt.
- C. Tụ điện.
- D. Hộp số.
Câu 8: Người ta so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường chất rắn (vr), chất lỏng (vl), chất khí (vk). Kết quả so sánh nào sau đây là đúng?
A. vr > vl >vk
- B. vk > vl > vr
- C. vr > vk > vl
- D. vk > vr > vl
Câu 9: Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở dưới nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước?
A. Người đang lặn ở dưới nước nghe được tiếng nổ trước
- B. Người đang ở trên bờ nghe được tiếng nổ trước
- C. Hai người nghe thấy cùng một thời điểm
- D. Đáp án khác
Câu 10: Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát ra được khi nào?
- A. Ngay khi gõ vào âm thoa.
B. Khi âm thoa dao động.
- C. Khi âm thoa thôi không dao động,
- D. Không có âm thanh.
Câu 11: Vật nào sau đây được gọi là nguồn âm
- A. Cây súng
B. Cái còi đang thổi
- C. Cái trống
- D. Âm thoa
Câu 12: Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu?
A. Từ chiếc loa có màng đang dao động.
- B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh.
- C. Từ nút chỉnh âm thanh.
- D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài.
Câu 13: Cho thí nghiệm được bố trí như hình sau
Gõ vào trống 1. Hiện tượng nào sẽ xảy ra?
- A. Trống 1 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài
- B. Trống 1 không dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài
C. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài
- D. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều đứng yên.
Câu 14: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung dưới đây?
- A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
- B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
- C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
Câu 15: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất :
- A. Không khí
- B. Nước
- C. Gỗ
D. Thép
Câu 16: Đổ những lượng nước khác nhau vào bảy cái chai như hình vẽ. Thổi mạnh vào miệng các chai. Cho biết vật nào dao động?
- A. Nước trong chai.
- B. Cả chai và nước trong chai.
- C. Chai đựng nước.
D. Không khí trong chai.
Câu 17: Một người quan sát sau khi thấy tia chớp 5s thì nghe được tiếng sét. Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ nguời quan sát là 1700m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?
- A. 170 m/s
B. 340 m/s
- C. 170 km/s
- D. 340 km/s
Câu 18: Khi trời mưa dông ta thường nghe thấy tiếng sấm. Tiếng sấm đó phát ra từ đâu?
- A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
B. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây tiếng sấm.
- C. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
- D. Cả ba lí do trên.
Câu 19: Điền vào chỗ trống: Trong các môi trường ……………… âm truyền đi với …………… khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vận tốc của âm truyền đi trong không khí là ………… và trong thép là ……………
- A. Như nhau, vận tốc, 340m/s, 6100m/s
- B. Khác nhau, tần số, 20Hz, 20000Hz
- C. Khác nhau, vận tốc, 6100m/s, 340m/s
D. Khác nhau, vận tốc, 340m/s, 6100m/s
Câu 20: Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt làm âm thoa
- A. để âm thoa đẹp hơn.
- B. để âm thoa cứng hơn.
C. để âm thoa có thể dao động lâu hơn.
- D. để âm thoa ít dao động hơn.
Câu 21: Chọn câu trả lời sai:
A. Môi trường càng loãng thì âm truyền đi càng nhanh
- B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh
- C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền
- D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm
Câu 22: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
- A. 340 m/s
- B. 170 m/s
C. 6420 m/s
- D. 1500 m/s
Câu 23: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
- A. 17 m
- B. 35 m
C. 75 m
- D. 305 m
Xem toàn bộ: Giải bài 9 Sự truyền âm
Bình luận