Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 9 Chuyển động ném (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 9 Chuyển động ném - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.

  • A. Vận tốc ném ban đầu.
  • B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
  • C. Độ cao của vị trí ném vật.
  • D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 2: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc
  • B. Viên bi A chạm đất trước
  • C. Viên vi B chạm đất trước
  • D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Câu 3: Chọn đáp án đúng.

  • A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: $y=\frac{1}{2}gt^{2}$ và $x=v_{o}t$
  • B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: $y=\frac{g}{2v_{o}^{2}}.x^{2}$
  • C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: $t=\sqrt{\frac{2h}{g}}$ và $L=v_{o}t$
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Một người ngồi trong một chiếc xe đang chuyển động sang phải với tốc độ không đổi như hình vẽ. Người này ném một quả táo thẳng đứng lên trên trong khi chiếc xe tiếp tục di chuyển với tốc độ không đổi. Nếu bỏ qua lực cản không khí, liệu quả táo sẽ rơi như thế nào?

Một người ngồi trong một chiếc xe đang chuyển động sang phải với tốc độ không đổi như hình vẽ. Người này ném một quả táo thẳng đứng lên trên trong khi chiếc xe tiếp tục di chuyển với tốc độ không đổi. Nếu bỏ qua lực cản không khí, liệu quả táo sẽ rơi như thế nào?

  • A. Rơi về phía trước xe.
  • B. Rơi về phía sau xe.
  • C. Rơi lại về tay người ném sau khi chuyển động lên không trung.
  • D. Đáp án khác.

Câu 5: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc $\vec{v_{o}}$ từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A. $v=v_{o}+gt$
  • B. $v=\sqrt{v_{o}^{2}+g^{2}t^{2}}$
  • C. $v=\sqrt{v_{o}+gt}$
  • D. $v=gt$

Câu 6: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là:

  • A. Một đường elip
  • B. Một đường hypebol
  • C. Một đường parabol
  • D. Một đường thẳng

Câu 7: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là:

  • A. $t=\sqrt{\frac{2h}{g}}$
  • B. $t=\frac{2h}{g}$
  • C. $t=\frac{h}{2g}$
  • D. $t=\sqrt{\frac{h}{2g}}$

Câu 8: Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động ném?

  • A. Thả một vật rơi từ trên tầng 3 xuống
  • B. Ném thẳng đứng quả bóng lên trên
  • C. Ném quả bóng vào rổ
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 9: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Câu 10: Để tăng tầm xa của vật ném ngang theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?

  • A. Tăng vận tốc ném
  • B. Giảm độ cao điểm ném           
  • C. Giảm khối lượng vật ném
  • D. Tăng độ cao điểm ném

Câu 11: Ở nơi có gia tốc rơi tự gio là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay của vật là:

  • A. $L=v\sqrt{\frac{h}{2g}}$
  • B. $L=v\frac{2h}{g}$
  • C. $L=v\frac{h}{2g}$
  • D. $L=v\sqrt{\frac{2h}{g}}$

Câu 12: Các vận động viên ném bóng phải dùng hết sức để đẩy một quả bóng sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.

  • A. Vận tốc ném ban đầu.
  • B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
  • C. Độ cao của vị trí ném vật.
  • D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 13: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s$^{2}$ từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Tầm ném xa của viên bi là:

  • A. 2,82 m.
  • B. 1 m.
  • C. 1,41 m.
  • D. 2 m.

Câu 14: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian rơi của hòn bi là:

  • A. 0,35 s.
  • B. 0,125 s.
  • C. 0,5 s.
  • D. 0,25 s.

Câu 15: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s$^{2}$. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng:

  • A. 100 m.
  • B. 140 m.
  • C. 125 m.
  • D. 80 m.

Câu 16: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 8 m/s. Lấy g = 10 m/s$^{2}$ sau khi ném 2 s phương của vận tốc và phương ngang hợp với nhau một  góc

  • A. 37,5$^{o}$
  • B. 84,7$^{o}$
  • C. 48,6$^{o}$
  • D. 68,2 $^{o}$

Câu 17: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là?

  • A. √3 s.
  • B. 4,5 s.
  • C. 9 s.
  • D. 3 s.

Câu 18: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 19 m/s.
  • B. 13,4 m/s.
  • C. 10 m/s.
  • D. 3,16 m/s.

Câu 19: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là vo = 30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.

  • A. 2 s; 120 m.
  • B. 4 s; 120 m.
  • C. 8 s; 240 m.
  • D. 2,8 s; 84 m.

Câu 20: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8m/s$^{2}$, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

  • A. vo = 11,7 m/s.
  • B. vo = 28,2 m/s.
  • C. vo = 56,3 m/s.
  • D. vo = 23,3 m/s.

Câu 21: Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao 235 m so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ 250 km/h theo phương ngang (Hình vẽ). Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$ và bỏ qua lực cản không khí.

Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao 235 m so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ 250 km/h theo phương ngang

  • A. 235 m
  • B. 350 m
  • C. 480,9 m
  • D. 1 731,2 m

Câu 22: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác